Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - nhu cầu thực tế


Với 72 trường ĐH-Cao đẳng, 84 trường Trung cấp chuyên nghiệp và trên 370 cơ sở dạy nghề, ngành giáo dục Tp.HCM có thể đào tạo cho xã hội trên 500 ngàn lao động mỗi năm. Với số lượng đó, thành phố cũng được xem là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô đào tạo nguồn nhân lực. Riêng ở khu vực miền Đông Nam bộ, TP.HCM cũng là địa phương cung ứng 100% nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, khoa học tự nhiên và y dược cho toàn vùng. Nhưng, một thực tế cho thấy giữa mục tiêu đào tạo của các trường hiện nay so với yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn của công việc vẫn tồn tại một khoảng cách lớn.

 

Nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong 6 giải pháp đột phá trong công cuộc phát triển KTXH ở TPHCM. Ảnh minh họa.

 

Tại hội thảo tìm kiếm giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học do Đại học quốc gia TP.HCM vừa tổ chức, nhiều doanh nghiệp tham dự cho rằng: gần 90% lao động được tuyển dụng đều phải trải qua các chương trình đào tạo bổ sung. Ông Thạch Ngọc Anh, giám đốc đào tạo Công ty FNC chia sẻ: Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường còn nhiều hạn chế, đầu ra yếu về chuyên môn, thiếu các kỹ năng mềm cần thiết. Thưc trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài mà không có biện pháp cải cách phù hợp, chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu mà các DN đang cần. Điều này làm tốn kém thêm một khoản kinh phí không nhỏ của các DN khi tuyển dụng lao động mới. Để khắc phục tình trạng này, ông Thạch Ngọc Anh đề nghị:

 

Cùng quan điểm vừa rồi, ông Phạm Minh Tuấn, giám đốc nhân sự Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết thêm: cái khó của các DN trong việc tuyển dụng người lao động hiên nay là phần lớn SV sau khi ra trường vẫn chưa có định hướng cụ thể về công việc của mình. Đáng lo ngại hơn, khi không xác định được mục tiêu rõ ràng về chuyên môn của mình dẫn đến tình trạng, nhiều SV sau khi ra trường không biết xây dựng lộ trình nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, về kiến thức chuyên môn, ông Tuấn cũng cho biết, hầu hết các lao động khi phỏng vấn để tuyển dụng đều không đạt yêu cầu, lúng túng khi thực hiện các công việc cơ bản trong giai đoạn thử việc. Và nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là thiếu yếu tố liên kết giữa hai nhà - nhà trường và nhà DN. Một bên đào tạo nhân lực theo khả năng, một bên sử dụng nhân lực lại khó tìm được lao động phù hợp với yêu cầu của mình. Ngoài ra, ông Phạm Minh Tuấn cũng phân tích thêm:

 

Với vai trò là đơn vị thu thập, phân tích thông tin về thị trường lao động, qua đó dự báo định hướng phát triển hoạt động đào tạo và cung ứng nhân lực của xã hội, ông Trần Anh Tuấn- Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực Tp.HCM cho rằng: chất lượng đào tạo bậc độ đại học đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tuy vậy, việc đào tạo cần phải có chiến lược cụ thể để tránh lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội. Bên cạnh việc định hướng đầu vào, các trường ĐH cần tránh đào tạo tràn lan từ sơ cấp cho đến đại học như hiện nay. Ông Trần Anh Tuấn nói:

 

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay. Ngay trong nghị quyết ĐH đại biểu đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2011 – 2015) cũng đề ra những nhiệm vụ tổng thể để xây dựng và phát triển thành phố, với 6 chương trình đột phá. Một trong những ưu tiên hàng đầu trong đó là “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, tập trung bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động”.

 

Rõ ràng, đã đến lúc công tác đào tạo nguồn nhân lực của các trường ĐH cần phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của DN. Nhà trường và các doanh nghiệp cần hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong việc định hướng đào tạo, tìm hiểu nhu cầu để tránh lãng phí nguồn lực của xã hội.

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024724374

TRUY CẬP HÔM NAY: 9085

ĐANG ONLINE: 36