VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


Điều kiện để nguồn nhân lực tham gia vào thị trường lao động là những chuẩn mực về giá trị lao động, cùng với những yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nghệ là ý thức nghề nghiệp, những giá trị cần phải bảo đảm trong quá trình lao động nghề nghiệp, cách ứng xử với tập thể lao động, quan hệ của người lao động với sản phẩm làm ra.
Tại Nhật Bản; giá trị lao động được biểu hiện như sau:
-    Không làm hàng giả.
-    Không lãng phí thời gian lao động.
-    Không để máy móc công cụ dơ bẩn.

Những yếu tố cấu thành đạo đức nghề nghiệp.



    Ưu thế của người lao động, sinh viên – học sinh khi làm việc, lao động là cần cù, thông minh. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế:
-    Ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp chưa cao
-    Thiếu tinh thần đoàn kết, làm việc theo nhóm.
-    Tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp
-    Ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ qui định an toàn chưa cao.
-    Nếp sống văn hóa, thái độ ứng xử của người lao động chưa đúng mức. Trong quan hệ giao tiếp, ứng xử và phối hợp công việc mang nặng thói quen và tập quán của người sản xuất nhỏ, còn nhiều hành vi biểu hiện thiếu văn hóa.
-    Tính chuyên nghiệp còn hạn chế, thể hiện hầu hết chưa biết ngoại ngữ, không gắn bó với nghề, không toàn tâm toàn ý với công việc.
-    Hiểu biết pháp luật còn hạn chế.
Trong thực tế hiện nay, giá trị lao động, đạo đức nghề nghiệp là những vấn để cụ thể như sau:
-    Chất lượng sản phẩm là mục tiêu cao nhất của người làm việc, lao động.
-    Giữ gìn không khí tâm lý trong doanh nghiệp luôn tốt đẹp, xây dựng sự đồng thuận trong nhóm lao động.
-    Không tham ô, lãng phí nguyên vật liệu, thời gian lao động.
-    Coi trọng sự học tập, làm chủ tri thức làm chủ công nghệ.
-    Hoàn thiện năng lực sáng tạo, thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường.
-    Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào những tiêu cực xã hội.
-    Tinh cực tham gia các phong trào tại doanh nghiệp và chương trình xã hội.
Xây dựng những giá trị về năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để người lao động có hoài bão không ngừng học tập và nhận thức được thời gian học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội học tập. Người làm việc phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
 

                                                                                                        TRẦN ANH TUẤN
                                                                                     

                                                                       Phó Giám đốc - Trung tâm Dự báo báo nhu cầu nhân lực
                                                                                    và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024934413

TRUY CẬP HÔM NAY: 229

ĐANG ONLINE: 15