MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CUNG - CẦU LAO ĐỘNG


Dự báo cung cầu lao động cho nền kinh tế có nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp đang được áp dụng hiện nay để các sở, ngành tham khảo.
 

I. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CUNG

 

            1.Phương pháp dự báo tổng cung lao động (lực lượng lao động – LLLĐ)

 

           Cung lao động là khả năng cung ứng lao động chi thị trường lao động của dân số một quốc gia, vùng, địa phương nào đó. Dự báo tổng cung cho biết quy mô cũngnhư cơ cấu lao động trong tương lai. Có nhiều phương pháp dự báo tổng cung lao động, một trong những phương pháp đơn giản nhất là phương pháp tỷ trọng. Theo phương pháp này, tổng cung lao động được xác định căn cứ vào tổng số người lao động của dân số trong tuổi lao động. Cũng có thể tính theo tổng dân số và tỷ lệ tham gia lực lượng của dân số. Công thức tính như sau:

 

Ls(t) =(Lds(t) * RL ds(t))*100            (1)

 

           Trong đó:

 

Ls(t): Tổng cung lao động năm t

 

Lds(t): Tổng dân số trongtuổi lao động năm t

 

RL ds(t): Tỷ lệ tham giaLLLĐ của dân số trong tuổi lao động (%)

 

Hoặc Ls(t) = (P(t) *RPlđ(t))*100      (2)

 

Trong đó:

 

Ls(t): Tổng cung lao động năm t

 

P (t): Tổng dân số năm t

 

RPI đ(t): Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân sốnăm t(%)

 

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số trong tuổi lao động (hoặc của dân số) của năm dự báo được xác định trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội... đến quá trình biến động của tỷ lệ này.

 

Để dự báo tổng cung theo công thức (1)hoặc (2) nêu trên, trước hết phải dự báo được tổng dân số trong độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động được dự báo bằng phương pháp chuyển tuổ i(hoặc từ kết quả dự báo dân số bằng phương pháp thành phần, trong đó số người trong tuổi lao động được tính theo cách chuyển tuổi. Số liệu năm gốc được lựa chọn thường là tổng điều tra dân số thường xuyên (mẫu) hàng năm của cơ quan thống kê các cấp.

 

Trong trường hợp dự báo cung lao động cho thời hạn dưới 15 năm thì số người trong tuổi lao động trong thời kỳ dự báo bao gồm những người đã sinh và hiện đang sống ở thời điểm gốc sẽ còn sống đến thời điểm dự báo. Vì vậy, để tính được dân số trong tuổi lao động trong thời kỳ dự báo, việc chuyển tuổi được tính bằng cách lấy dân số năm gốc (theo từng nhóm tuổi) nhân với hệ số chuyển tuổi. Công thức tính như sau:

 

Công thức tính như sau:

 

SPj(t)= SLj(o) xSM j(t – 1,t)  (3)

 

Trong đó:

 

- Pj (t):Dân số nhóm tuổi j năm t (năm dự báo)

 

- Pj (o):Dân số nhóm tuổi j năm 0 (nhóm gốc)

 

- Mj (t -1, t): Hệ số chuyển tuổi nhóm tuổi j thời gian (t - 1, t)

 

Việc chuyển tuổi được tính riêng cho từng giới (nam, nữ). Kết quả chuyển tuổi sẽ xác định được số dân số trong từng nhóm tuổi (5 tuổi trong mỗi nhóm). Cộng các nhóm tuổi từ 15 - 60 đối với nam sẽcó được tổng dân số nam trong tuổi lao động và nhóm tuổi 15 - 55 đối với nữ, sẽ có được tổng dân số nữ trong tuổi lao động.

 

Trong trường hợp dự báo cho thời kỳ dài trên 15 năm, việc chuyển tuổi được kết hợp trong việc thực hiện dự báo dân số.Từ kết quả dự báo dân số sẽ cho ta biết được tổng dân số trong tuổi lao động.

 

Tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ được lấy từ kết quả điều tra lao động – việc làm hàng năm. Nhìn chung, những tỷ lệ này thay đổi theo thời gian tương đối chậm, nên có thể ngoại suy theo xu thế từ hiện tại cho thời kỳ dự báo với những dự kiến điều chỉnh tuỳ theo bối cảnh cụ thể của thời kỳ dự báo.

 

Sau khi đã tính được tổng số dân số trong tuổi lao động và tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ, dự báo cung lao động (LLLĐ) được tính theo công thức (1) hoặc (2). Dự báo theo công thức (1) hoặc (2) có thể áp dụng cho từng huyện, tỉnh và cả nước (có tính đến yếu tố giới).

 

2. Phương pháp dự báo cung lao độngqua đào tạo nghề.

 

 Trên cơ sở dự báo được tổng cung lao động, có thể dự báo được tổng lao động qua đào tạo nghề theo 3 lĩnh vực (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) và theo nhóm ngành/nghề. Phương pháp dự báo được thực hiện theo các bước sau:

 

Bước 1: Xác định tỷ trọng các nhóm lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động

 

- Để xác định tỷ trọng này, có thể dựa trên thống kê lao động - việc làm những năm gần đây. Công thức chung để tính là:

 

Tlvi(0) =Livi(0)/Ls(0)      (4)

 

           Trong đó:

 

           Tlv(t) - Tỷ lệ lao động qua ĐTN trong lĩnh vực/nhóm nghề/nghề i ở năm 0 (là năm gốc)

 

           Llv(t) - lao động làm việc trong lĩnh vực/nhóm nghề/nghề i ở năm 0.

 

           Ls(t) - Lực lượng lao động ở năm 0.

 

           Hoặc xác định tỷ lệ này dựa trên các chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương/toàn quốc (ví dụ, toàn quốc đến năm 2020,tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55% trong lực lượng lao động).

 

           Đối với các địa phương đã có số liệu điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn có thể dùng tỷ lệ này để dự báo.

 

            Bước2: Xác định số lao động qua đào tạo nghề trong kỳ dự báo

 

           Số lao động qua đào tạo nghề trong các lĩnh vực/nhóm nghề/nghề trong kỳ dự báo được tính như sau:

 

           Trên cơ sở tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cho các năm đã được dự báo đã đượcxác định (như bước 1). Số lao động qua đào tạo nghề trong kỳ dự báo được xácđịnh như sau:

 

Lđtni(t) = Li(t) – Tlvi(t)     (5)

 

           Trong đó:

 

            - Lđtni(t) - Số lao động qua đào tạo nghề ở lĩnhvực/nhóm nghề/nghề i năm t;

 

            - Li(t) - Tổng số lao động làm việc trong lĩnhvực/nhóm nghề/nghề i năm t;

 

           - Tlvi(t) - Tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động làm việctrong lĩnh vực/nhóm nghề i năm t;

 

            II.PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG

 

            1.Dự báo cầu lao động chung

 

           1.1. Phương pháp giá trị:

 

           Một phương pháp dự báo cầu lao động có tính vĩ mô là dự báo nhu cầu lao động trên cơ sở quy mô phát triển kinh tế (GDP - Tổng sản phẩm quốc nội hoặc GO -giá trị sản lượng đầu ra hoặc VA - giá trị tăng sản lượng) và mức năng suất lao động.

 

           Theo phương pháp này, nhu cầu lao động được dự báo cho toàn bộ nền kinh tế, 3lĩnh vực (công nghiệp - xây dựng; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; dịch vụ) và cácngành kinh tế, trên cơ sở các số liệu về quy mô phát triển kinh tế và năng suấtlao động theo công thức chung sau đây:

 

Lngành (t) =GDP ngành(t)/W ngành (t) (6)

 

           Trong đó:

 

                 Lngành: Nhu cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế hoặc của ngành tại thời điểm dự báo t;

 

               GDP ngành: GDP của toàn bộ nền kinh tế hay giá trị tăng (hoặc giá trị sản lượngđầu ra) của ngành tại thời điểm dự báo t;

 

W ngành: Mức năng suất lao động của toànbộ nền kinh tế hoặc của cả ngành tại thời điểm dự báo t;

 

Để có được kết quả dự báo chính xác vànhất quán trong toàn bộ nền kinh tế và giữa các ngành, việc thực hiện phương pháp này thường phải kết hợp đồng thời 2 mức chung và ngành. Trước hết phải dự báo được nhu cầu lao động cho toàn bộ nền kinh tế. Tiếp theo, thực hiện dự báo nhu cầu lao động cho từng khu vực (hoặc ngành). Sau cùng là so sánh và điều chỉnh sao cho có được sự khớp nối toàn bộ nền và tất cả các khu vực, các ngành về nhu cầu lao động.

 

1.2. Phương pháp “hệ số co giãn việc làm”:

 

 Một trong những phương pháp khá thông dụng kinh tế lao động là dự báo nhu cầu lao động căn cứ vào hệ số co giãn việc làm (thử dùng hàm tương quan giữa tăng lao động và tăng trưởng kinh tế).Hệ số co giãn việc làm thệ hiện tốc độ của tăng trưởng của lao động so với tốcđộ tăng trưởng của GDP (đầu ra), được tính theo công thức.

 

L = (Tlđ/Tgdp) * (GDP/L) (7)

 

Trong đó:

 

L - Tổng số lao động;

 

Tlđ - Tốc độ tăng lao động

 

Tgdp - Tốc độ tăng GDP

 

GDP - Tổng thu nhập quốc dân (theo giátrị).

 

Nhu cầu lao động trong thời kỳ dự báođược tính toán trên cơ sở hệ số % tăng lao động (hệ số co giãn về việc làm) trên 1% tăng trưởng kinh tế, tức là cứ 1% tăng trưởng kinh tế thì số lao động cần tăng thêm bao nhiêu %.

 

Quy trình dự báo nhu cầu lao động căn cứvào hệ số co giãn việc làm được thực hiện theo 3 bước sau:

 

Bước 1:

 

Tính hệ số có giãn lao động trên cơ sởcác số liệu hiện có về tốc độ tăng lao động làm việc và tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế (GDP, GO và VA);

 

Bước 2:

 

Tính tốc độ tăng lao động bình quân/nămcho thời kỳ dự báo bằng cách nhân hệ số co giãn về lao động với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế.

 

Bước 3:

 

Tính nhu cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế;

 

Trên thực tế, tuỳ theo số lượng thông tin có được và căn cứ vào yêu cầu, cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp là nhằm kiểm tra những kết quả để tìm ra và lựa chọn được kết quả thích hợp nhất.

 

2. Dự báo nhu cầu về lao động qua đàotạo nghề

 

2.1. Phương pháp tỷ trọng:

 

Trên cơ sở dự báo được tổng cầu lao động, có thể dự báo được tổng cầu lao động qua đào tạo nghề trong 3 lĩnh vực(nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) và theo nhóm nghề/nghề, theo các bước sau:

 

Bước 1: Xác định tỷ trọng cầu lao động qua đào tạo nghề trong tổng cầu lao động.

 

- Để xác định tỷ trọng này, có thể dựa trên thống kê lao động - việc làm những năm gần đây. Công thức chung để tính là:

 

Tclvi(0) =Lclvi(0)/Lcs(0) (8)

 

           Trong đó:

 

                Tlv(t) - Tỷ trọng cầu lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực/nhóm nghề/nghề iở năm 0 (là năm gốc).

 

                Lclv(t) - Cầu lao động làm việc trong lĩnhvực/nhóm nghề/nghề i ở năm 0;

 

Lcs(t) - Tổng cầu lao động ở năm 0

 

- Hoặc xác định tỷ lệ này dựa trêncác chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương/toàn quốc (ví dụ, toàn quốc đến năm 2020,tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55% trong lực lượng lao động).

 

Đối với các địa phương có số liệu điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, có thể dùng tỷ trọng nhu cầu các nghề trong tổng cầu để dự báo.

 

Bước 2: Xác định số lượng cầu lao động qua đào tạo nghề trong kỳ dự báo

 

Số lượng cầu lao động qua đào tạo nghề trong các lĩnh vực/nhóm nghề/nghề trong kỳ dự báo được tính như sau:

 

Trên cơ sở tỷ trọng cầu lao động qua đào tạo nghề cho các năm đã được dự báo đã được xác định (như bước 1). Số cầu lao động qua đào tạo nghề trong kỳ dự báo được xác định như sau:

 

Lcđtni(t) = Lci(t) x Tclvi(t)           (9)

 

Trong đó:

 

Lcđtni(t) - Số cầu lao động qua đào tạo nghề ở lĩnh vực/nhóm nghề/nghề i năm t.

 

Lci(t) - Tổng số cầu lao động làm việc trong lĩnh vực/nhóm nghề/nghề i năm t.

 

Tclvi(t) - Tỷ trọng cầu lao động qua đàotạo nghề trong tổng cầu lao động làm việc trong lĩnh vực/nhóm nghề/nghề i, nămt.

 

2.2. Phương pháp tổng hợp từ nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuât kinh doanh

 

Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát cầu lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, có thể xác định được số lượng lao động theo các nhóm nghề/nghề mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng từ nay đến năm 2015 và đến năm 2020. Đâylà phương pháp đơn giản nhất, sát thực tiễn nhất. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này đòi hỏi phải xử lý xong số liệu điều tra, khảo sát, có thể tổng hợp lại theo phương pháp này để điều chỉnh số liệu cho phù hợp./.

 

                                                                                                                Lý Hoàng Minh sưu tầm

 

Nguồn: http://vlsoctrang.vieclamvietnam.gov.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024724270

TRUY CẬP HÔM NAY: 8981

ĐANG ONLINE: 16