Nhóm ngành cần nguồn nhân lực lớn trong những năm tới?


Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp, xây dựng sẽ tăng cao trong những năm tới đây. Tức là doanh nghiệp cần nhiều nhân sự ở nhóm ngành kỹ thuật. Đây có thể là một gợi ý tốt cho các bạn học sinh, sinh viên có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân.
 
Theo ông Trần Anh Tuấn phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh những nhóm ngành được chính phủ ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025 – 2035 là: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
 
Những ngành nào có nhu cầu nhân sự lớn trong những năm tới ?
 Nằm trong ba nhóm ngành trên những 10 ngành cụ thể được chú trọng phát triển nhất và sẽ có nhu cầu nhân lực cao trong những năm tới là :
 
· Ngành điện
· Ngành khai thác và chế biến khoáng sản
· Ngành sản xuất vật liệu xây dựng
· Ngành chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống
· Ngành hóa chất
· Ngành diệt may - da giày
· Ngành điện tử
· Ngành công nghệ thông tin
· Ngành cơ khí - luyện kim
· Ngành dầu khí
 
Với sự phát triển của ngành đương nhiên sẽ cần nhiều nhân lực để phục vụ hoạt động sản xuất. Đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao như kỹ sư cơ khí, kỹ sư thủy sản, kỹ sư công nghệ thông tin…Theo dự báo trong giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025, tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo mỗi năm có khoảng 270.000  cơ hội việc làm.

          Trong đó nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%. Như vậy nhu cầu tuyển dụng nhân lực qua đào tạo của các doanh nghiệp là khá cao. Các bạn ứng viên cần chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang và kiến thức để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng

Hãy xem xét đến việc kết hợp với một đối tác nếu như bạn cảm thấy mình chưa đủ kỹ năng và họ có thể bù lại những thiếu sót của bạn. Bạn cần nghiên cứu kỹ các nguồn lực: Kinh doanh mặt hàng nào? Thị trường của bạn là gì? Làm thế nào để tiếp cận các khách hàng mục tiêu? Có cần đến giấy phép đặc biệt hay không? Sau đây là những ngành nghề kinh doanh “hot” nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo để khởi nghiệp thành công.
Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.
 


Sinh viên Thực phẩm được đào tạo theo hướng ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
 
Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm

Công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Theo ước tính của Bộ Công thương, giá trị thực phẩm tiêu thụ hàng năm chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dự báo, đến năm 2016, sức tiêu thụ sản phẩm của ngành chế biến thực phẩm nước ta sẽ tăng 5,1%/năm, đạt khoảng 29,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần có chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm gia tăng sức cạnh tranh trong nước, từng bước chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

          Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta gồm một số ngành chính, như: rượu, bia, nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm; chế biến bột và tinh bột; công nghiệp sản xuất thuốc lá. Trong đó, cả nước có khoảng 1.242 doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát; trên 30 doanh nghiệp, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo; khoảng 37 doanh nghiệp sản xuất dầu thô và dầu tinh luyện... Theo đánh giá của Bộ Công thương, thời gian qua, sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước, thay thế một phần sản phẩm nhập khẩu và tham gia thị trường xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Theo ước tính của Bộ Công thương, giá trị lượng thực phẩm tiêu thụ hàng năm của ngành chế biến thực phẩm luôn chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dự báo, đến năm 2016, sức tiêu thụ sản phẩm của ngành chế biến thực phẩm nước ta sẽ tăng 5,1%/năm, với giá trị ước đạt khoảng 29,5 tỷ USD.
 
Dây chuyền sản xuất sữa bột (Nguồn: vietq.vn)
 
Hiện, Bộ Công thương cũng đã xếp công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh và có định hướng, chiến lược phát triển trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước, tạo sản phẩm đa dạng, có khả năng cạnh tranh cao, qua đó, góp phần đưa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta thành ngành kinh tế thế mạnh, từng bước hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới.
 
Tác giả bài viết: Ths Vũ Thị Hồng
Nguồn: http://thucphamvahoahoc.saodo.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024724214

TRUY CẬP HÔM NAY: 8924

ĐANG ONLINE: 65