TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỜI MỞ ĐẦU

 

    Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống thị trường, trong đó có thị trường lao động, tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả nền kinh tế.

 

    Cải cách kinh tế nhiều năm qua đã đem lại những thay đổi toàn diện sâu sắc, có tính đột phá liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và không ngừng nâng cao thu nhập, mức sống cho người lao động. Thị trường lao động được công nhận về mặt hợp pháp và đang trong quá trình hình thành, phát triển, sức lao động trở thành một loại hàng hóa. Người lao động được tự do tìm việc làm và người sức dụng lao động được quyền thuê mướn lao động. Thị trường lao động nước ta đang từng bước có mối quan hệ hội nhập với thị trường lao động khu vực, quốc tế, tạo thêm khả năng tăng cầu lao động và năng cao thu nhập của người lao động.

 

    Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.

 

    Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng phát triển theo các quy luật mới của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, hội nhập khu vực và quốc tế: Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều biến động về chênh lệch cung - cầu, số lao động không ổn định việc làm, mất việc làm, tái bố trí lại việc làm hàng năm cũng rất lớn.

 

    Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đất nước ta nói chung là phải phân tích tận dụng cơ hội để phát triển thị trường lao động và nghiên cứu, đề ra những giải pháp để vượt qua những khó khăn, thách thức trong vấn đề thị trường lao động, tiến tới cân bằng cung cầu lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho chúng ta phát về mọi mặt, đặc biệt là giúp chúng ta phát triển đạt đến một nền kinh tế hiện đại làm cho đại bộ phận cuộc sống của người dân trong xã hội trở nên tươi đẹp hơn vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

                                                                                                                               

                                                                            PHẦN: MỞ ĐẦU                                                                      

1. Lý do chọn đề tài: 

   

    Thị trường lao động là một trong những thị trường đầu vào cơ bản mà các doanh nghiệp là người mua, khác với thị trường sản phẩm trong đó họ là người bán. Việc nghiên cứu thị trường lao động bắt đầu và kết thúc bằng sự phân tích cung cầu lao động và các mối quan hệ của chúng. Những kết quả của thị trường lao động liên quan chặt chẽ đến điều kiện lao động và mức độ làm việc. Với kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề cung cầu lao động đang là một vấn đề bức xúc cấp thiết cần phải có những biện pháp giải quyết một cách triệt để. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, cộng với tiến trình phát triển tất yếu của đất nước, điều này sẽ kích sự di chuyển lao động giữa các vùng miền, địa phương, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thậm chí là giữa các khu vực. Đó chính là một trong những lý do gây ra việc cung – cầu lao động giữa những vùng miền, khu vực mất cân bằng. Đây là một vấn đề thực sự cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả và thiết thực để giải quyết. Và thực trạng ấy cũng chính là thực trạng mà thành phố Hồ Chi Minh hiện đang mắc phải. Do đó, việc nắm vững và điều tiết thị trường cung – cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới một cách hiệu quả là hết sức khó khăn. Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động và giải quyết của những cơ quan, đơn vị chuyên trách và những bộ phận có liên quan. Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả và thiết thực với thực tế. Vì thế mà em quyết định chọn đề tài: “Phân tích cung cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh” để phân tích và đưa ra giải pháp cho vấn đề cung cầu lao động thành phố Hồ Chí Minh.

 

2. Mục tiêu nghiên cứu

  

    Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nắm được quy luật cung - cầu lao động và những cơ hội thách thức về vấn đề lao động tại thành phố, biết được sự tham gia và hoạt động của các đơn vị liên quan góp phần vào việc giải quyết vấn đề này tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

       

    Đối tượng nghiên cứu: tình hình cung cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

    Phạm vi nghiên cứu: trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010.

 

4. Số liệu

 

    Số liệu từ sở Lao Động Thương Binh - Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh.

 

    Giáo trình thị trường lao động, giáo trình quản trị nhân lực, giáo trình quản trị doanh nghiệp, giáo trình thị trường lao động.

 

    Các trang thông tin liên quan tới thị trường trên các trang báo điện tử.

 

5. Phương pháp nghiên cứu

 

    Căn cứ vào giáo trình, tìm kiếm và thu thập thông tin từ các website, báo chí;

 

    Dựa vào sự hỗ trợ của các đơn vị cơ quan trong xã hội;

 

    Được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu và đưa ra nhận định.

 

6. Kết cấu

 

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

 

PHẦN: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG

 

1. Một số khái niệm

 

1.1 Thị trường lao động

 

    Thị trường là phạm trù thuộc kinh tế học, ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khi chưa có nền sản xuất hàng hóa thì chưa có các loại thị trường. Kinh tế hàng hóa là hình thái tổ chức kinh tế, trong đó diễn ra quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi đó, theo nghĩa thông thường thì “thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành mua bán giữa người bán và người mua”. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 9)

 

    Trong hệ thống thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đất đai ) thì thị trường lao động là bật nhất, bởi vì: Lao động là nhu cầu của con người; là nguồn gốc tạo ra phần lớn của cải vật chất trong xã hội; là nhân tố quyết định tới sự hoạt động và phát triển của các loại thị trường.

 

    Theo Adam Smith “Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên sử dụng lao động và một bên là người lao động ”.

 

    Theo tiến sỹ Leo Maglen “Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc làm hoặc người đang tìm việc làm với những người đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)”

 

    Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền cộng”

 

    Từ đó có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về thị trường lao động như sau: “Thị trường lao động là nơi ngưới có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác”.(Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 14)

 

1.2 Cung lao động

 

    Cung lao động là số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định. Cung lao động phụ thuộc vào tốc độ tăng nguồn lao động, sự biến động về cầu lao động, trình độ đào tạo hướng nghiệp –dạy nghề và tiền lương (tiền công) trên thị trường lao động. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 53)

 

    Có thể hiểu rõ hơn cung về lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội. Tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân lực không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội. Xét về mặt số lượng, khi nói đến cung trên thị trường lao động, người ta thường phân biệt rõ thành hai phạm trù: cung thực tế và cung tiềm năng. Cung tiềm năng về lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc, những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc. Cung thực tế về lao động bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp, hoặc thiếu việc làm.

 

    Bên cạnh đó, cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất lượng lao động, tức là các phẩm chất cá nhân của người lao động. Trong đó, trình độ học vấn, trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động…là những yếu tố chính, quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này.

 

    Từ đó có thể thấy rằng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung lao động là: quy mô và tốc độ tăng dân số; quy định pháp lý về độ tuổi lao động; tỷ trọng cư dân trong độ tuổi lao động và tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động; tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động; tình trạng tự nhiên của người lao động; các phẩm chất cá nhân về học vấn, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động, và một số các chỉ số khác.

 

1.3 Cầu lao động

 

    Cầu về lao động là số lượng lao động được thuê mướn trên thị trường lao động. Hay nói cách khác, cầu lao động là toàn bộ cầu về sức lao động của một nền kinh tế(hoặc của một ngành, địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất đinh, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 76)

 

    Nhu cầu về cầu lao động thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức…của doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng lao động.

 

    Trong đó, các chỉ số quan trọng nhất thể hiện chất lượng lao động là: trình độ tinh thông nghề nghiệp, mức độ phù hợp của nghề nghiệp được đào tạo với công việc được giao, kỷ luật lao động…

 

1.4 Quan hệ cung cầu lao động

 

    Việc nghiên cứu thị trường lao động bắt đầu và kêt thúc bằng sự phân tích cung cầu lao động và mối quan hệ giữa chúng. Những kết quả của hoạt động thị trường lao động liên quan chặt chẽ đến điều kiện lao động (suất lương, tổng mức lương, điều kiện làm việc) và mức độ làm việc. Bất cứ kết quả hoạt động nào của thị trường lao động cũng là kết quả hoạt động, tương tác của hai lực lượng cung và cầu lao động. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 141)

 

    Cung cầu lao động có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của hai chủ thề này quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hoa này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thị trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung thì người bán sẽ có lợi hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán). Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ mọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường này.

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

2.1. Thực Trạng Cung Cầu Lao Động Cả Nước

 

2.1.1. Cung lao động  

 

    - Lực lượng lao động cả nước năm 2008 có 48,34 triệu người (chiếm 70% dân số), trong đó trong độ tuổi lao động là 44,17 triệu người (chiếm 91,4%); lực lượng lao động Việt Nam có cơ cấu trẻ, nhóm tuổi 15-34 là 20,97 triệu người (chiếm 43,4%). Tốc độ tăng lực lượng lao động hàng năm giảm dần (năm 2005: 2,26%, năm 2007: 2%, năm 2008: 1,65%), mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 1 triệu người.

 

    - Cả nước hiện có 47,25 triệu lao động có việc làm; tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ lần lượt là 47,7%; 21,5% và 30,8%. Người lao động làm việc trong kinh tế gia đình không hưởng lương (người làm việc trong các nông trại, hoặc công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mà không được trả lương) chiếm tỉ lệ cao nhất (42%), những người làm công ăn lương chiếm gần 23% tổng số người có việc làm.  

 

2.1.2. Cầu lao động

 

    - Hiện nay, cả nước có trên 4,145 triệu cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, thu hút gần 17 triệu lao động vào làm việc, trong đó có gần 3,935 triệu cơ sở thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng 94,9%. Số doanh nghiệp hiện đăng ký kinh doanh có 300 nghìn (trong đó có trên 200 nghìn doanh nghiệp hiện đang hoạt động). So với năm 2002, số lượng cơ sở tăng nhanh ở tất cả các loại hình, ngành kinh tế, trong đó tăng nhiều nhất là ở các ngành, lĩnh vực như: kinh doanh bất động sản tăng 426,2%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 343%, thông tin truyền thông tăng 318,6%; hoạt động tài chính và ngân hàng, bảo hiểm tăng 248,9%. Hàng năm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thêm lao động vào làm việc từ 1,2 đến 1,5 triệu người.

 

    - Cả nước có khoảng 219 khu công nghiệp được thành lập, phân bố trên 54 tỉnh/thành phố, trong đó có 118 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (chủ yếu ở các thành phố lớn), 101 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động.

 

    - Từ năm 2001 đến nay, bình quân hàng năm chúng ta đã đưa được khoảng trên 70.000 lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng ở nước ngoài. Từ năm 2003, bình quân mỗi năm đưa được khoảng gần 75.000 lao động, chiếm gần 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Cho đến nay, có khoảng gần 500 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Mỗi năm người lao động gửi về nước khoảng 1,7-2 tỉ đôla Mỹ.

 

    - Tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng tăng, khoảng 10% - 20%/năm, đời sống của người lao động được cải thiện. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, năm 2006, thu nhập bình quân một lao động trong doanh nghiệp nhà nước là 2.633 nghìn đồng/tháng, doanh nghiệp dân doanh là 1.488 nghìn đồng/tháng, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 2.175 nghìn đồng/tháng; năm 2007 thu nhập bình quân tăng lên tương ứng ở các loại hình doanh nghiệp là 3.050 nghìn, 1.660 nghìn và 2.450 nghìn đồng/tháng; năm 2008 thu nhập bình quân tăng lên tương ứng ở các loại hình doanh nghiệp là 3.530 nghìn, 1.860 nghìn và 2.750 nghìn đồng/tháng.

 

2.2. Khái Quát Về Thành Phố Hồ Chí Minh

 

    Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm ở miền Nam Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á.Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm.

 

    Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.  

 

    Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.

 

    Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza Mức tiêu thụ của thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.

 

    Tuy vậy, nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại.

 

    Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

 

2.3. Thực Trạng Cung Cầu Lao Động Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

 

    Từ kết quả quá trình khảo sát liên tục về cung – cầu tại 18 lần tham gia sàn giao dịch, ngày hội việc làm trên địa bàn thành phố, các nguồn thông tin của các trung tâm giới thiệu việc làm, trường dạy nghề và các kênh thông tin của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động trong năm 2010. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã tổng hợp cơ sở dữ liệu của 18.036 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng 231.764 lượt tuyển dụng, 84.151 lượt người tìm việc làm và khảo sát tại các sàn giao dịch việc làm 12.717 người tìm việc. Có thể nhận định, phân tích tổng quan về thị trường lao động thành phố năm 2010 như sau:  

 

2.3.1. Đặc Điểm Cung – Cầu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2010:

 

    Tình hình chung thị trường lao động thành phố năm 2010 diễn ra nhiều biến động về chênh lệch cung – cầu và với xu hướng phát triển tốt hơn năm 2009. Quý I năm 2010, thị trường lao động diễn ra mất cân bằng giữa nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề, trong những tháng này nhu cầu lao động phổ thông rất lớn; chiếm 71,16% so với tổng nhu cầu chỗ làm việc trống, trong khi đó nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng – đại học trở lên chỉ chiếm 30%. Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong quý này chủ yếu là những ngành nghề thâm dụng lao động như Nhựa - Bao bì, Dệt may – Giày da, Chế biến, Dịch vụ - Phục vụ, Vệ sinh công nghiệp, Mộc - Mỹ nghệ

 

    Thời điểm quý II năm 2010, từ những tác động chính sách quản lý nhà nước và chính sách sử dụng nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt việc cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định sản xuất – kinh doanh; nâng cao tiền lương – thu nhập; chăm lo đời sống cho lao động được cải thiện tích cực; thị trường lao động phát triển xu hướng tương đối cân bằng cung – cầu lao động, hạn chế sự mất cân bằng cụ thể nhu cầu về lao động phổ thông chiếm ( nhu cầu từ 71,76% còn 56,42% so với tổng nhu cầu). Thị trường lao động quý III/2010 có sự ổn định hơn so với 2 quý đầu năm, nguồn cung và nguồn cầu đáp ứng được 80%; nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông đã giảm hẳn so với các quý trước (40% so với tổng nhu cầu). Các doanh nghiệp tăng cường việc tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn cao, lao động có tay nghề và nhu cầu việc làm thời vụ, việc làm bán thời gian trong lĩnh vực gia công sản xuất, chế biến và dịch vụ - phục vụ.

 

    Đồng thời năm 2010 các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động phát triển đa dạng với nhiều hoạt động trực tiếp và truyền thông như sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực, tư vấn hướng nghiệp; các trường dạy nghề tăng cường hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội tạo gắn kết nghề nghiệp – việc làm. Hình thức tuyển dụng lao động trên hệ thống điện tử, trực tuyến phát triển mạnh cùng với các chính sách của doanh nghiệp về tuyển dụng linh hoạt, cụ thể thông tin chính sách sử dụng lao động đã hỗ trợ sinh viên – học sinh, người lao động tìm việc thuận lợi hơn.

 

2.3.2. Phân Tích Cầu Lao Động

 

    Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2010 là Dệt may, Marketing - Nhân viên Kinh doanh (11,07%), Giày da (10,53%), Nhựa – Bao bì (10,52%), Dịch vụ và phục vụ (9,04%), Điện tử - Viễn thông (5,96%), Bán hàng (5,24%), Cơ khí - Luyện kim (5,00%), Giao thông – Vận tải (3,83%), Kế toán - Kiểm toán (3,28%), Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất (2,67%), Công nghệ thông tin (2,44%)… Những ngành này đa số là những ngành thâm dụng lao động đặc biệt tập trung tại các KCX - KCN.

 

    Thực hiện chương trình việc làm thành phố, trong 11 tháng đã tổ chức giới thiệu và giải quyết việc làm được 271.061 lao động 100,39% kế hoạch, trong đó 120.641 chỗ làm việc mới. Ước năm 2010 giải quyết việc làm được trên 275.000 lao động.

 

    Hình 2.1. Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất năm 2010  

 

    Trong tổng số người được giải quyết việc làm, tại các khu chế xuất – công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút lao động trong năm 2010 trên 30.000 lao động, trong đó Dệt may 71.827 lao động (28%), Da giày 47.126 lao động (18,66%) , Điện – điện tử 44.200 lao động (10%), Cơ khí 20.535 lao động (9%), Dịch vụ 6.088 lao động (9%), Bao bì 6.126 lao động (8.5%), Chế biến thực phẩm 8.856 lao động (8%), Nhựa 12.847 lao động (8%), Hóa chất 5.820 lao động (5%), Thủ công mỹ nghệ 12.513 lao động (1.5%), Khác 16.630 lao động (9%).   

 

    Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng lao động về trình độ tại KCX-KCN

 

Trình độ học vấn Năm 2010 (%)
Tiểu học 4,97%
THCS 44,15%
THPT 35,24%
Trung học CN 8,9%
Cao đẳng 2,84%
Đại học 3,87%
Trên đại học 0,03%

 

Cộng 100%

 

    Diễn biến nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong 06 tháng đầu năm 2010 là thời điểm kinh tế phục hồi phát triển sau thời gian doanh nghiệp cắt giảm nhiều lao động trong năm 2009, cũng là thời điểm vào dịp Lễ, Tết do đó sau Tết nhu cầu của các doanh nghiệp tập trung nhiều vào nguồn lao động phổ thông cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ thời vụ rất lớn đặc biệt những ngành nghề như Dệt may – Giày da (12,08%), Nhựa – Bao bì (19,49%) và đa số là tuyển lao động phổ thông.

 

    Đồng thời các nhóm ngành nghề Marketing - Nhân viên Kinh doanh (7,81%), Điện tử - viễn thông (7,90%), Dịch vụ - Phục vụ (7,74%), Cơ khí – Luyện kim (4,45%), Bán hàng (4,69%), Giao thông – Vận tải – Thủy lợi (3,82%) là các nhóm ngành nghề cần nhiều lao động có trình độ và tay nghề. Vì vậy sự thiếu hụt lao động phổ thông đã diễn ra ở quý I. Mặt khác, nguồn lao động phổ thông phần lớn từ các địa phương khác đến, nguồn lao động phổ thông của thành phố phụ thuộc lớn vào lực lượng lao động này, sau những ngày lễ tết họ thường ở lại quê rất lâu và một số ở lại luôn cho nên tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tiếp tục diễn ra ở tháng đầu của quý II. Cùng với thực tế chung thị trường lao động 06 tháng đầu năm, vấn đề tiền lương, thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực gia công, sản xuất thấp hơn nhiều so với nhu cầu cuộc sống của người lao động; dẫn đến sự thiếu hụt lao động khá căng thẳng, tạo ra sự dịch chuyển lao động; thiếu hụt cao hơn các năm trước.

 

    Trong 06 tháng cuối năm thị trường lao động thay đổi với chiều hướng tích cực, các doanh nghiệp thiếu lao động phổ thông đã cải thiện chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh, tiền lương và nhiều chính sách phúc lợi vì vậy nhu cầu lao động phổ thông giảm dần thay vào đó là nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề và có trình độ cao. Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao vẫn là những ngành nghề của 06 tháng đầu năm nhưng với yêu cầu về tay nghề và trình độ chuyên môn cao hơn.

 

    Hình 2.2 So sánh nhu cầu tuyển dụng năm 2010

 

    Về cơ cấu trình độ chuyên môn, năm 2010 nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (56,41%) trong tổng nhu cầu tuyển dụng, một số ngành nghề như Dệt may, Nhựa, Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất, Điện tử - viễn thông, Điện tử - viễn thông, Cơ khí – Luyện Kim, Dịch vụ - phục vụ, Bán hàng, Marketing - Nhân viên Kinh doanh… Lao động có trình độ cao đẳng - đại học chiếm (19,08%) chủ yếu là những ngành nghề Công nghệ thông tin, Xây dựng – Kiến trúc, Quản lý kinh doanh.

 

    Quản lý nhân sự, Kiểm toán, Kế toán, Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng. Còn lại lao động từ Sơ cấp nghề đến Trung cấp chiếm (24,51%) bao gồm những ngành nghề Cơ khí - Luyện kim, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh, Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ và phục vụ, Tư vấn - Bảo hiểm, Giao thông-Vận tải-Thủy lợi, Dệt - May - Giày da…

 

    Hình 2.3 Chỉ số nhu cầu theo trình độ chuyên môn năm 2010:

 

2.3.3. Phân Tích Nguồn Cung Nhân Lực

 

    Năm 2010, nguồn cung nhân lực cũng diễn biến những nghịch lý, khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề lại chưa đáp ứng số lượng, chất lượng so với nguồn cầu như: Quản lý điều hành, Tin học, Kế toán, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng, Tài chính - Ngân hàng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu. Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp (chưa toàn diện về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ).

 

    Mặt khác những ngành nghề thường xuyên thiếu lao động kể cả lao động phổ thông như Điện tử - Viễn thông, Cơ khí - Luyện kim, Giao thông - Vận tải - Thủy lợi, Dệt - May - Giày da, Nhựa - Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất. Những vấn đề trên cho thấy thị trường lao động vẫn tiếp tục mất cân đối giữa đào tạo và việc làm đặc biệt là kỹ năng nghề. Năm 2010 là thời điểm diễn ra sự dịch chuyển lao động khá lớn (trên 30%), phần lớn lao động có nhu cầu tìm việc tại các sàn giao dịch việc làm, các phương tiện truyền thông, mạng việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề,trên 50% người tìm việc làm có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên và mức lương mong muốn trên 5 triệu đồng/tháng, vì vậy tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những người tìm việc làm có trình độ chuyên môn. Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề nhu cầu tìm việc làm cũng mong muốn mức lương trên 02 triệu/tháng – 03 triệu/tháng trở lên, trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, sơ cấp tuy có tăng hơn so với quý I ở mức bình quân chung 1,5 triệu – 1,8 triệu và đa số vẫn ở mức lương dưới 02 triệu/tháng.

 

    Vấn đề nổi bật của thị trường lao động là sự lựa chọn của người lao động về việc đi lại, cư trú trong quá trình làm việc, đặc biệt đối với người từ các tỉnh thành phố khác đến.

 

    Hình 2.4 Những ngành nghề có chỉ số cung cao nhất năm 2010

      

    Hình 2.5 Chỉ số nguồn cung theo trình độ năm 2010

 

2.3.4. Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Năm 2011

 

    Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2011-2015, kế hoạch GDP của thành phố tăng từ 12% trở lên vào năm 2011, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tất nhiên nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáp ứng cho nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

 

    Theo chương trình việc làm của thành phố, năm 2011 thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trên 265.000 lao động kể cả nhu cầu về lao động thay thế và lao động tuyển mới (khoảng 120.000 chỗ làm việc mới). Trong đó lao động phổ thông chiếm trên 45%, trình độ đại học, cao đẳng khoảng 20%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp chiếm khoảng 35%.

 

    Tổng hợp các nhu cầu tuyển dụng của trên 6.000 doanh nghiệp đã được khảo sát cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong năm 2011 như Cơ khí, Điện, Điện tử, Dệt may- Giày da, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Chế biến thực phẩm, Quản lý điều hành, nhân sự, Mộc – Mỹ nghệ, Trang trí nội thất, Xây dựng – Kiến trúc Đồng thời những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân lực trong năm 2010 như Marketing, dịch vụ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp… cũng tiếp tục phát triển, đặc biệt nhu cầu tăng mạnh đối với công việc giúp việc gia đình, chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, bán hàng tiếp tục tăng mạnh nhu cầu nhân lực.

 

    Những ngành nghề như Dệt may - Giày da, Nhựa – Bao bì, cơ khí, Mộc – Mỹ nghệ, Trang trí nội thất, xây dựng, Chế biến thực phẩm, Bán hàng, Nhân viên kinh doanh, Dịch vụ và phục vụ, Tư vấn - Bảo hiểm, sẽ thiếu nguồn lao động phổ thông nhất là vào quý I năm 2011. Đến quý II trở đi có thể ổn định hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu chung của thị trường lao động. Mặt khác lao động có tay nghề cũng mất cân đối nguyên nhân chính vẫn do cơ cấu đào tạo về số lượng, chất lượng còn hạn chế và sự chênh lệch tiền lương – thu nhập giữa các ngành nghề, các khu vực kinh tế chưa khắc phục được toàn diện.

 

    Một số ngành nghề nguồn cung nhân lực tiếp tục tăng nhanh so nguồn cầu nhân lực trong năm 2011 như Quản lý điều hành, Kế toán, Hành chánh văn phòng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Tin học, Quản trị kinh doanh, sẽ là những ngành mất cân đối về chất lượng nhân lực trong năm 2011

 

    Trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của thành phố, nhu cầu tuyển dụng của KCX - CN năm 2011 trên 30.000 lao động. Với xu thế chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng các ngành nghề có hàm lượng chất xám, kỹ thuật công nghệ cao, gia tăng các ngành dịch vụ, hạn chế ngành nghề thâm dụng lao động. Dự kiến nhu cầu lao động theo một số ngành nghề như sau:

 

    Bảng 2.2: Dự kiếm nhu cầu lao động theo ngành nghế năm 2011

 

STT Ngành nghề Tỷ lệ (%)
01 Điện, điện tử 18%
02 Dệt may 18%
03 Dịch vụ 16%
04 Cơ khí 13%
05 Chế biến thực phẩm, Hải sản 8%
06 Công nghệ thông tin 5%
07 Mộc, Bao bì 4%
08 Hóa, Dược 3%
09 09 Khác 15%

 

    Tổng cộng 100.000

 

    Bảng 2.3: Xu hướng nhu cầu ngành nghề năm 2011

 

Ngành thu hút nhiều lao động Cơ cấu nhu cầu (%)
SX - Chế biến lương thực, thực phẩm 2,86
Hóa - Hóa chất 1,19
Công nghệ thông tin 2,44
Điện tử -Viễn thông 5.96
Cơ khí - Luyện kim 5,50
Xây dựng - Kiến trúc 1,86
Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh 2,27
Công nghệ ô tô, xe máy 1,78
Quản lý điều hành 1,35
Tài chính - Ngân hàng 1,51
Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoán 1,60
Kế toán - Kiểm toán 3,28
Marketing - Nhân viên Kinh doanh 11,07
Bán hàng 5,24
Du lịch - Giải trí 1,20
Nhà hàng - Khách sạn 1,50
Dịch vụ và phục vụ 9,04
Tư vấn - Bảo hiểm 1,16
Luật - Pháp lý 0,72
Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng 2,00
Giáo dục – Đào tạo - Thư viện 1,08
Đồ họa - In ấn - Xuất bản 1,70
Giao thông - Vận tải - Thủy lợi 3,83
Dầu khí - Địa chất 0,51
Môi trường - Xử lý chất thải 1,30
Kho bãi – Vật tư - Xuất nhập khẩu 1,74
Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản 1,75
Y tế - Chăm sóc sức khỏe 1,96
Dược - Công nghệ sinh học 1,01
Dệt - May - Giày da 10,50
Nhựa - Bao bì 4,00
Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất 2,67
Ngành nghề khác 6,00 

 

    Tổng nhu cầu tuyển dụng : ~ 265.000 lượt.

 

    Trong đó 120.000 chỗ làm việc mới  Với nhu cầu trên, có thể nhận định 10 nhóm ngành nghề sẽ có nhu cầu cao trong năm 2011 tại thành phố:  

  

    Bảng 2.4 Dự báo nhóm ngành nghề có nhu cầu cao trong năm 2011

 

STT Ngành thu hút nhiều lao động Cơ cấu nhu cầu (%) Số chỗ làm việc (người)
01 Marketing – Nhân viên kinh doanh – Bán hàng 16,31 43.221
02 Dệt may – Giày da - Nhựa – bao bì 14,50 38.425
03 Dịch vụ - Phục vụ - Du lịch – Khách sạn, Nhà hàng 11,74 31.111
04 Điện tử - Viễn thông – Công nghệ thông tin 8,40 22.260
05 Cơ khí – Luyện kim – Điện 7,77 20.591
06 Tài chính kế toán – Ngân hàng – Bảo hiểm – Đầu tư chứng khoán 7,55 20.008
07 Giao thông vận tải – Thủy lợi – Kho bãi – Vật tư - Xuất nhập khẩu 5,57 14.760
08 Xây dựng – Kiến trúc – Mộc – Mỹ nghệ 5,06 13.409
09 Hóa – Hóa chất – Dược, Công nghệ sinh học 4,53 12.005
10 Quản lý điều hành – Nhân sự - Hành chánh văn phòng 3,35 8.877
11  Khác 15.22 40.333

 

2.4 Đánh Giá Khái Quát Về Cung Cầu Lao Động Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

 

2.4.1 Mặt Được:

 

    Lực lượng lao động vẫn tăng hàng năm, nhưng tốc độ đã dần chậm lại, làm giảm sức ép về việc làm. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã được nâng lên qua các năm, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động, là chìa khóa để tiếp thu, thích ứng với khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lao động. Sự phát triển mạnh của kinh tế - xã hội và mở cửa, hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện cho lao động tại TP. Hồ Chí Minh tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và khoa học quản lý tiên tiến của thế giới, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh trong nước.

 

    Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo được nhiều việc làm và thu hút thêm hàng triệu lao động mỗi năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh,  

 

    2.4.2. Tồn Tại:

 

    2.4.2.1. Về cung lao động:  

 

    Năm 2010, nguồn cung nhân lực cũng diễn biến những nghịch lý, khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề lại chưa đáp ứng số lượng, chất lượng so với nguồn cầu như: Quản lý điều hành, Tin học, Kế toán, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng, Tài chính - Ngân hàng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu. Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp (chưa toàn diện về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ).

 

    Mặt khác những ngành nghề thường xuyên thiếu lao động kể cả lao động phổ thông như Điện tử - Viễn thông, Cơ khí - Luyện kim, Giao thông - Vận tải - Thủy lợi, Dệt - May - Giày da, Nhựa - Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất. Những vấn đề trên cho thấy thị trường lao động vẫn tiếp tục mất cân đối giữa đào tạo và việc làm đặc biệt là kỹ năng nghề.

 

2.4.2.2. Về cầu lao động:

 

    - Phân bố doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở những khu đô thị lớn, mật độ dân số đông:  

 

    - Số doanh nghiệp có quy mô nhỏ là chủ yếu, phân tán và trình độ kỹ thuật công nghệ thấp .

 

    - Nhiều ngành có khả năng tạo ra giá trị sản xuất cao nhưng tỉ lệ lao động lại ít như Điện – điện tử 44.200 lao động (10%), Cơ khí 20.535 lao động (9%), Dịch vụ 6.088 lao động (9%), Bao bì 6.126 lao động (8.5%), Chế biến thực phẩm 8.856 lao động (8%), Nhựa 12.847 lao động (8%), Hóa chất 5.820 lao động (5%), Thủ công mỹ nghệ 12.513 lao động (1.5%).  

 

2.4.2.3. Cân đối cung – cầu lao động  

 

    Nhìn tổng thể thị trường lao động TP Hồ Chí Minh vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều; đặc biệt quan hệ cung – cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Trong khi dư thừa lao động không có kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông. Ngoài ra, một khảo sát mới đây cho thấy mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động. Thực tế trên 50% số người lao động có trình độ đại học, có một năm kinh nghiệm trở lên, có chuyên môn, tay nghề đều yêu cầu mức lương là 5 triệu đồng/tháng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả bình quân 3 triệu đồng/tháng.

 

    Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề, mức lương mong muốn tìm việc làm từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, trong khi mức lương rao tuyển mà doanh nghiệp đưa ra chỉ từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu hụt nhân lực và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng do cung và cầu lao động không thoả mãn được điều kiện của nhau.  

 

    Do đó mới xuất hiện hiện tượng DN kêu thiếu lao động cũng phần vì họ trả lương cho người lao động quá thấp nên không thể nào tuyển đủ lao động. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP, nhìn nhận: “Thị trường lao động ở TP. HCM đã hình thành từ lâu nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng: DN áp đặt “giá mua”, người lao động thụ động chấp nhận “giá bán”. Trong một thời gian rất dài như thế, giới hạn sức chịu đựng của người lao động bị phá vỡ. Họ phản ứng bằng cách rời bỏ nhà máy”.

 

2.4.3. Nguyên nhân mất cân đối cung cầu lao động  

 

    - Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm: Mặc dù trong những năm qua đã giảm được tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và thương mại nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

    - Lao động vừa thiếu vừa thừa: Thiếu những ứng viên thích hợp cho những vị trí quan trọng dù nguồn nhân lực có nhu cầu tìm việc làm lúc nào cũng thừa, còn nhiều người phải thất nghiệp luôn tìm kiếm việc làm hoặc mất việc làm do ngành nghề thu hẹp, doanh nghiệp giải thể, chuyển sang hoạt động sản xuất – kinh doanh khác.

 

    - Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Tỷ lệ lực lượng lao động trong khu công nghiệp – khu chế xuất TP Hồ Chí Minh có trình độ từ trung học nghề đến đại học chỉ chiếm chưa tới 30%,…

 

    - Tác phong, kỹ năng lao động còn bất cập. Đa số lao động của Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp, do vậy chưa có sự chuyển đổi tác phong lao động nông nghiệp sang công nghiệp, chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, trách nhiệm trong công việc. Đồng thời, người lao động xuất thân từ nông thôn thường có tâm lý làng xã lớn, bị ràng buộc nhiều bởi lệ làng, phong tục tập quán nên ảnh hưởng không nhỏ đến kỷ luật, tác phong lao động. Điều này được thể hiện rõ nhất tại thời điểm sau Tết nguyên đán, hàng loạt người lao động không quay trở lại làm việc theo đúng quy định.

 

    - Tâm lý người lao động: Do điều kiện xã hội phát triển, việc làm phong phú, có nhiều điều kiện tiếp cận và lựa chọn nên người lao động kén việc, tư tưởng tìm việc làm không đúng. Bên cạnh đó, không ít tâm lý người lao động “đứng núi này trông núi nọ” làm cho sự biến động lao động ở các công ty lớn. Do vậy dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp treo biển đăng tuyển lao động thường xuyên để phòng ngừa sự dịch chuyển lao động. Đồng thời, hiện nay những công việc ở khu vực phi chính thức như: xe ôm, hàng rong, buôn bán nhỏ, đang thu hút được rất nhiều lao động phổ thông. Người lao động rất dễ kiếm việc ở khu vực phi chính thức, vừa có thu nhập tương đương với ở khu vực chính thức.

 

    - Hiểu biết pháp luật lao động còn hạn chế: 9,5% công nhân lao động chưa biết về pháp luật lao động, chỉ có 6,3% biết rõ, còn lại là biết qua loa, do đó họ không hiểu rõ về quyền và trách nhiệm lao động, nên người lao động thường có tác phong, kỷ luật lao động tự do. - Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 lao động và dưới 1 tỷ đồng vốn), tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trong các ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động giáo dục, y tế nên ít quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực.  

 

    - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay chưa chủ động tham gia vào đào tạo, dạy nghề, chưa đứng ở vai trò là người đặt hàng, đưa ra yêu cầu với các nhà đào tạo. Do vậy, doanh nghiệp thường bị động trong việc sử dụng lao động đã qua đào tạo và chủ yếu sử dụng kết quả đào tạo nhân lực của Nhà nước.

 

    - Đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, sử dụng số lượng lớn lao động trẻ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và lao động nhập cư. Đây là một khó khăn dẫn đến mất cân đối cung – cầu, vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu học tập càng nhiều, tuổi tham gia hoạt động kinh tế càng cao.

 

    Trong khi đó, tỉ lệ lao động từ độ tuổi trẻ bước vào lực lượng lao động ngày cảng giảm, do vậy tạo ra sự thiếu hụt lao động trẻ, đặc biệt là lao động phổ thông. Lực lượng lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh có tuổi trung bình từ 18 - 25 tuổi, lao động ngoại tỉnh chiếm trên 60%.

 

    - Áp dụng chính sách tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp cứng nhắc và chưa phản ánh đúng thực tế của thị trường lao động:

 

    - Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các nhà đầu tư, nhà đào tạo, người lao động hiện đang là khâu yếu và thiếu, khiến cho các nhà đầu tư, nhà đào tạo lớn trong và ngoài nước rất khó khăn trong việc lựa chọn ra quyết định đầu tư, cũng như điều hành phát triển sản xuất.

 

    - Các doanh nghiệp tăng cường sử dụng lao động không thường xuyên: nhân lực sẽ luôn được đào tạo và tuyển mới để thay thế các vị trí không còn phù hợp; yêu cầu chính là nguồn nhân lực năng động và đã qua đào tạo.

 

    - Đối với người lao động sự cạnh tranh chỗ làm việc gay gắt hơn, công bằng hơn và trong môi trường mở rộng toàn xã hội. yêu cầu người lao động phải tự đào tạo nghề và các kỹ năng để thích nghi với công việc.

 

    - Vấn đề quan tâm nhất của người lao động đặc biệt lực lượng sinh viên, học sinh là năng lực về ngoại ngữ, khả năng hợp tác, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa và tác phong làm việc công nghiệp.

 

    - Hạn chế về công tác quản lý nguồn nhân lực và thành phố vẫn chưa tổ chức được hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động một cách chính xác. Chính từ việc chưa thực hiện tốt công tác dự báo cụ thể về số lượng ngành nghề, trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động và chưa thực hiện được việc thống kê, phân tích nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng nên đào tạo chưa định hướng và chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động; người lao động tìm việc làm thiếu thông tin về việc làm, người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung – cầu lao động ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất – kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực thành phố.

 

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

 

3.1. Giải pháp

 

    Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm của Đảng, các ngành, các địa phương, của xã hội và của bản thân người lao động. Để khắc phục thực trạng mất cân đối cung – cầu lao động nêu trên là một quá trình và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tập trung vào thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

 

3.1.1. Giải pháp về cung lao động  

 

    Trong kinh tế thị trường, phát triển cung lao động phải hướng vào đáp ứng cầu của thị trường lao động, của xã hội và nhu cầu việc làm, tăng thu nhập của người lao động. Giải pháp có tính chất chiến lược là phát triển mạnh nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, nhất là hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, cụ thể là:  

 

    - Phát triển mạnh nguồn nhân lực có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng để cung cấp cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.

 

    - Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với thị trường, nhất là phổ cập nghề cho lao động nông thôn nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp theo hướng hiện đại và công nghiệp hóa nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

 

    - Tiếp tục giải phóng triệt để sức lao động nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và nguồn vốn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo việc làm theo hướng bền vững và có thu nhập cao; phát triển thị trường lao động đồng đều trên phạm vi cả nước để gắn kết cung – cầu lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; thực hiện công bằng trong quan hệ phân phối tiền lương và thu nhập, phụ thuộc vào kết quả lao động, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế;

 

    - Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với vai trò là người sử dụng cuối cùng. Kết hợp hài hòa giữa nhà đào tạo và người sử dụng lao động để hài hòa lợi ích các bên, tránh lãng phí. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực với các hình thức đa dạng như đào tạo nhân lực theo địa chỉ, doanh nghiệp tham gia giảng dạy, tổ chức cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp Xây dựng chính sách để các doanh nghiệp đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, đồng thời tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học và học nghề về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo.

 

3.1.2. Giải pháp về cầu lao động  

 

    - Phát triển cầu lao động là hướng quan trọng, quyết định nhất bảo đảm cân đối cung – cầu lao động, trong đó biện pháp cơ bản là phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh, đẩy mạnh cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế … Nhà nước cần tiếp tục tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tích tụ ruộng đất gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP và lao động nông nghiệp. Việc lập quy hoạch phát triển các vùng lãnh thổ phải quan tâm đến phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, tập trung, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng trước mắt cần quan tâm đúng mức đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống, nghề phụ để sử dụng hợp lý lao động tại chỗ, lao động nông nhàn, lao động phổ thông

 

    - Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung – cầu lao động hiện nay cần phải tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và thống nhất, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, thực hiện cơ chế thương lượng, thỏa thuận về tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc của thị trường… Đồng thời, cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền lương cho đối tượng yếu thế với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, nhất là khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao.

 

3.1.3. Giải pháp kết nối cung – cầu lao động

 

    - Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo, tỷ lệ hoàn trả của đào tạo, … Đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án phát triển, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ dự báo dự kiến phát triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình. Đặc biệt cần đầu tư công tác thống kê, phân tích dữ liệu thông tin thị trường lao động ở các tỉnh, thành phố và thiết lập hệ thống thông tin giữa các tỉnh nhằm cung cấp, điều phối lao động.

 

    - Đưa các chương trình, ví dụ như “Chương trình thị trường lao động” tới gần với người dân, giúp đỡ để người lao động có được những thông tin, kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi tìm việc làm. Kết hợp với doanh nghiệp tổ chức tuyển và đào tạo cấp tốc những kiến thức cơ bản cho người lao động nông thôn để cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp cần tuyển lao động.

       

3.2 Kiến nghị

 

    - Hoàn chỉnh các quy định của pháp luật để quy định các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo về công nghệ, quy mô, thời điểm đầu tư, đi vào sản xuất và dự kiến về nhu cầu nhân lực, kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực với địa phương trước khi đầu tư. Đồng thời có trách nhiệm trong đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực.

 

    - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp có chính sách thu hút, sử dụng lao động phù hợp (ví dụ: nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất; hỗ trợ lao động ngoại tỉnh hòa nhập môi trường sống mới…) để người lao động yên tâm gắn bó làm việc trong tỉnh và doanh nghiệp.

 

    - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào tạo nghề với việc làm. Đặc biệt, đẩy nhanh việc xã hội hóa công tác dạy nghề, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo nghề cho người lao động. Cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận thôn bản, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính từ trung ương đến phường, xã. Tăng cường kết nối để tuyển lao động qua các kênh khác nhau như qua các website về việc làm, báo chí, truyền hình…

 

    − Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với chính sách ưu đãi như vay vốn với lãi suất thấp, miễn thuế nhằm tạo ra việc làm.

 

    − Cải cách hệ thống trả công lao động theo hướng thị trường. Các doanh nghiệp cần phải thay đổi nhận thức để thích nghi với môi trường lao động và xu thế phát triển của xã hội. Để thu hút nguồn nhân lực, các DN cần cải thiện chế độ lương, thưởng, hậu đãi nơi ăn, ở, vui chơi giải trí, du lịch… cho phù hợp hơn với tình hình hiện nay.

 

    Giải pháp nữa là dùng biện pháp kinh tế kết hợp với xây dựng văn hóa doanh nghiệp để giữ chân lao động, chế độ nâng lương, phụ cấp ăn, ở, nhiều doanh nghiệp đã hướng đến cải thiện điều kiện làm việc, đặc biệt là không khí làm việc, để người lao động nhận thấy họ được trọng dụng.

 

PHẦN: KẾT LUẬN

 

    Thị trường lao động là nơi lao động có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức giá cả và các điều kiện thỏa thuận khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác  

 

    Thị trường lao động được công nhận về mặt pháp luật và đang trong quá trình hình thành, phát triển, sức lao động trở thành một loại hàng hóa. Người lao động được tự do tìm việc làm và người sử dụng lao động được quyền thuê mướn lao động. Thị trường lao động nước ta đang từng bước có mối liên hệ hội nhập với thị trường lao động khu vực và quốc tế, tạo thêm khả năng tăng cầu về lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động.  

 

    Với kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề cung cầu lao động đang là một vấn đề bức xúc cấp thiết cần phải có những biện pháp giải quyết một cách triệt để. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, cộng với tiến trình phát triển tất yếu của đất nước, điều này sẽ kích sự di chuyển lao động giữa các vùng miền, địa phương, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thậm chí là giữa các khu vực. Đó chính là một trong những lý do gây ra việc cung – cầu lao động giữa những vùng miền, khu vực mất cân bằng. Đây là một vấn đề thực sự cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả và thiết thực để giải quyết. Và thực trạng ấy cũng chính là thực trạng mà thành phố Hồ Chi Minh hiện đang mắc phải. Do đó, việc phân tích thực trạng cung cầu và đưa ra giải pháp khắc phục sự mất cân đối cung cầu và giải pháp phát triển thị trường lao động của thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường lao động quốc tế.

 

    Qua tìm hiểu tình hình dựa trên kết quả nghiên cứu phân tích thị trường lao động của thành phố Hố Chí Minh cho thấy trong mấy năm gần nhìn chung thực trạng thị trường lao động nhìn chung đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, thu nhập của người lao động đã đáp ứng được phần lớn các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, ta thấy được thực trạng cung cầu lao động thành phố hiện nay đang mất cân đối nghiêm trọng, cung không đủ cầu. Các giải pháp em đưa ra đứng trên quan điểm kinh tế - xã hội nhằm giúp thị trường lao động thành phố phát triển hoàn thiện hơn. Do kiến thức vẫn còn hạn chế nên đây cũng chỉ là những góp ý của cá nhân em nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì thế chúng em rất mong được thầy và các bạn đóng góp ý kiến, để bài Tiểu luận được hoàn thiện hơn.

 

    Xin chân thành cảm ơn!

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. PGS, TS. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Thị Trường lao động, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2. TS. Văn Bưu, (2002), Giáo trình hiệu quả quản lý dự án Nhà nước - Chủ biên, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội.

3. PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân và TH.S Nguyễn Vân Điềm, (2004), Giáo trình quản trị nhân lực - Chủ biên, Nhà xuất bản lao động xã hội – Hà Nội.

4. Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực và Thông Tin Thị Trường Lao Động TPHCM, Báo cáo Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh Năm 2010 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2011, ngày 12/12/2010

5. Trang Web: http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn

 

Nguồn: 123doc.org

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024874841

TRUY CẬP HÔM NAY: 778

ĐANG ONLINE: 19