Chương trình hướng nghiệp lần thứ 10: Không để sinh viên chọn nhầm nghề


Sáng 3-10, ti Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM), Báo Giáo dc TP.HCM đã khai mc chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 10 năm 2017. Chương trình do báo phi hp vi các trưng ĐH, CĐ t chc nhm mang đến cho hc sinh nhng thông tin hu ích trong vic la chn ngành ngh, góp phn đnh hưng tương lai các em sau này.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cung cấp thông tin v k thi THPT quc gia 2018

 

Không thiếu ch hc cho sinh viên

Cung cấp thông tin chung cho các em học sinh, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Hệ thống giáo dục sau THPT đủ tiếp nhận tất cả người học nếu các em có nguyện vọng học tiếp trước khi bước vào guồng máy kinh tế, xã hội. Cụ thể, hệ ĐH có hơn 250 trường ĐH, học viện; trong đó có khoảng 200 trường tiếp nhận sinh viên qua xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia và học bạ. Hệ CĐ cũng có khả năng tiếp nhận gần 400.000 sinh viên mỗi năm. Đó là chưa kể hệ thống các trường TCCN, trường nghề đào tạo dài hạn và ngắn hạn…”. Chia sẻ thêm về kỳ thi THPT quốc gia 2018, TS. Nguyễn Đức Nghĩa khẳng định, theo thông tin từ Bộ GD-ĐT mới công bố cách đây 1 tuần, kỳ thi THPT quốc gia 2018 vẫn tiếp tục diễn ra như 2017. Cụ thể, các em sẽ thi tại địa điểm do Sở GD-ĐT địa phương quy định; thi 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ cùng tổ hợp môn tự chọn là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; đề thi sẽ bao gồm cả nội dung chương trình lớp 11. Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển vào trường ĐH theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.

Nhiều sinh viên ngồi nhầm giảng đường

Ông Nguyn Thanh Tú phát biu khai mc chương trình

Tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Thanh Tú (Tổng Biên tập Báo Giáo dục TP.HCM) nhìn nhận, có không ít học sinh, phụ huynh dưới góc nhìn phiến diện hay thông tin thiếu chính xác từ truyền thông hoặc do bạn bè, gia đình đã thổi phồng những ngành nghề “hot”, “thời thượng” khiến nhiều người mơ hồ về những giá trị trong công việc, tạo nên áp lực nặng nề trong học tập. Hậu quả là có rất nhiều sinh viên chọn nhầm ngành nghề, ngồi nhầm ghế ở giảng đường ĐH, nhiều em muốn thi lại ĐH vào năm sau… dẫn đến hàng ngàn sinh viên sau khi ra trường không có việc làm. Nguy hiểm hơn, do không học được ngành nghề yêu thích hay học bậc cao hơn, nhiều học sinh đã tìm đến việc làm tiêu cực ở những ngày trước, trong và sau các kỳ thi mỗi năm. Sau mỗi kỳ thi có rất nhiều câu chuyện thương tâm đã xảy ra liên quan đến việc chọn ngành nghề của học sinh. “Nhằm góp phần cùng ngành và xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, các năm qua Báo Giáo dục TP.HCM đã thực hiện nhiều chương trình thiết thực để đưa thông tin ngành nghề đến gần với học sinh tại TP.HCM và các tỉnh/thành. Năm nay, Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với các trường ĐH, CĐ; Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cùng các chuyên gia tâm lý tổ chức chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” với mong muốn cung cấp thông tin về đào tạo nghề nghiệp, chọn trường, chọn ngành nghề cho học sinh sau THPT. Hy vọng đây sẽ là một kênh thông tin chính thống giúp các em chọn cho mình một ngành nghề, một ngôi trường đúng với năng lực, sở thích để sau này có một tương lai tươi sáng”, ông Nguyễn Thanh Tú chia sẻ.

 

Ở góc độ khác, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM) đánh giá, Việt Nam đang trong thời kỳ  hội nhập quốc tế thông qua sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định tự do thương mại. Với những cơ hội phát triển kinh tế được mở ra từ việc hội nhập sâu rộng hơn, nhu cầu nhân lực của Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh. Theo dự báo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Việt Nam có khả năng tạo thêm được 6 triệu việc làm, tương đương với 1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN do tác động từ việc hình thành AEC. Khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng 14,5% vào năm 2025. Trong giai đoạn 2016-2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự hình thành ở 3 cấp nhân lực: chuyên môn kỹ thuật bậc cao (tăng 41%: 14 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (tăng 22%: 38 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc thấp (tăng 24%: 12,4 triệu chỗ làm việc). Đó là chưa kể thị trường lao động hiện tiến đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với các lĩnh vực được xác định sẽ tăng nhu cầu là phân tích dữ liệu, bán hàng chuyên nghiệp, công nghệ nano và robot... “Tuy nhiên, thực trạng thị trường lao động hiện nay đang tồn tại nghịch lý là rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Lao động chuyên môn kỹ thuật có tay nghề hiện rất thiếu, doanh nghiệp muốn tuyển mà không có. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều không đáp ứng được ngay yêu cầu công việc, còn yếu và thiếu những kiến thức kỹ năng mềm, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế công việc còn lớn... Bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định trong chuyện dễ hay khó xin việc trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Thay vào đó, nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, đảm bảo kiến thức chuyên môn, có kỹ năng nghề, có ngoại ngữ, tin học mới là yếu tố đáp ứng được nhu cầu lao động trong giai đoạn sắp tới”, ông Tuấn phân tích.

Nhiu ngành có th làm… mt ngh

Là người đầu tiên đặt câu hỏi cho ban tư vấn, Diễm Quỳnh (học lớp 12A4) không ngần ngại bày tỏ tâm tư: “Em rất thích ngành y dược nhưng sức học của em khó vào được các trường có ngành y như ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Vậy, nếu em chuyển qua ngành công nghệ sinh học thì có cơ hội làm việc trong ngành y không?”. Trả lời câu hỏi này, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng Ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Ngoài 2 trường có ngành y mà em đề cập, em có thể đăng ký xét tuyển vào khoa Y của ĐH Quốc gia TP.HCM. Tuy nhiên, nếu tự nhận thấy năng lực của mình không đủ thì việc rẽ sang một hướng khác mà có điểm giao thoa giữa nghề nghiệp cũng là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Ngoài công nghệ sinh học, em cũng có thể chọn ngành công nghệ y sinh, vật lý kỹ thuật… đang được đào tạo ở một số trường. Có nhiều ngành được đào tạo để làm một nghề, với điều kiện là em cần được trang bị thêm những kỹ năng về nghề nghiệp, nhất là tiếng Anh. Hiện nay, hệ thống bệnh viện công, bệnh viên tư đang được mở rộng nên rất cần nhu cầu nhân lực ngành y trong những năm tới”.

TS. Hà Hu Phúc phát biu

Bộ GD-ĐT: Chương trình khỏa lấp những nơi mù mờ, thiếu thốn thông tin

Phát biểu tại chương trình, TS. Hà Hữu Phúc (Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục - đào tạo phía Nam, Bộ GD-ĐT) cho biết rất vui mừng với kết quả mà chương trình đã đạt được trong những năm qua. Ông nói: “Bộ GD-ĐT đánh giá cao những nỗ lực của Báo Giáo dục TP.HCM và tập thể chuyên gia tư vấn tham gia chương trình này. Trong những năm qua, chương trình đã mang đến những thông tin bổ ích cho học sinh, nhất là trong bối cảnh nhân sự các trường phổ thông còn thiếu và yếu, thông tin chưa chuyển tải được đầy đủ. Chúng tôi vui mừng khi biết chương trình mỗi năm một lớn mạnh, mở rộng quy mô đến nhiều tỉnh/thành - nơi mà những thông tin hướng nghiệp còn rất mơ hồ, thiếu thốn. Thông qua chương trình, chúng tôi mong các thông tin hướng nghiệp sẽ được chuyển tải đến học sinh và phụ huynh nhanh nhất, chính xác nhất. Chỉ có chọn đúng ngành nghề các em mới có thể yên tâm học tập, mới có hứng thú trên giảng đường để từ đó đạt được kết quả sau này”.

 

Có lựa chọn khác biệt so với bạn bè, Phan Mạnh Cường (học lớp 10A2) thổ lộ: “Em có ý định mở một tiệm internet. Vậy em nên học trường nào, ngành nào và đầu tư ra sao?”. ThS. Nguyễn Thành Tâm (Giám đốc tuyển sinh Hệ thống lập trình viên quốc tế Aptech) cho hay: “Hướng đi của em cần chú ý một số yếu tố liên quan như: Em cần một số vốn để mở tiệm internet, máy tính có cấu hình cao, đáp ứng được nhu cầu của các game thủ (giá thành hiện nay khoảng 20 triệu đồng/máy). Em cần phải học CNTT để biết lập trình tối ưu hóa được các phần mềm, quản lý được hệ thống máy, cũng có thể áp dụng CNTT để tạo ra các phần mềm trao đổi nội dung cho nhiều người cùng truy cập. Ngoài ra, em cũng cần phải biết kỹ năng kinh doanh, quản lý để tiệm internet của mình hoạt động có hiệu quả, bản thân mình sống được với xu hướng kinh doanh này”.

Nguồn: http://www.giaoduc.edu.vnNgc Anh

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024877405

TRUY CẬP HÔM NAY: 672

ĐANG ONLINE: 21