“4 không” nên nhớ!


Ngày 16-10, chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln 10 năm 2017 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi ĐH Công ngh TP.HCM (Hutech) và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) t chc đã din ra ti Trưng THPT Bình Phú. Trưc đó, chương trình cũng đã din ra ti Trưng THCS - THPT Diên Hng.

 

Hc sinh Trưng THCS - THPT Diên Hng đt câu hi cho ban tư vn

 

Tại hai trường, ban tư vấn đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp các em học sinh dễ dàng lựa chọn được ngành nghề phù hợp với học lực, đam mê, năng khiếu… của bản thân.

 

Tìm ngh nghip phù hp vi s thích không khó

 

Tại Trường THCS - THPT Diên Hồng, em Đào Tấn Thời (học lớp 12A8) tỏ ra lo lắng khi chỉ còn vài tháng nữa là đến thời gian làm hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia mà em lại không biết mình thích làm nghề gì. “Ba mẹ thì muốn em làm giáo viên, còn anh trai lại định hướng em làm kinh doanh. Em không biết phải nghe lời ai. Em cũng sợ lựa chọn nghề không đúng sau này ra trường sẽ thất nghiệp như các anh chị đi trước”, Thời nói. Trấn an sự lo lắng này, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) cho rằng tìm ra sở thích và nghề nghiệp phù hợp với bản thân không khó. “Các em có thể truy cập internet, tìm bộ công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của JohnHolland và thực hiện theo bộ công cụ này để tìm ra những nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình. Ngoài ra, các em cũng có thể tự khám phá bản thân, vạch ra những sở trường, sở đoản của mình và xem nghề nghiệp mình thích có phù hợp với những tính cách đó hay không. Hoặc, các em có thể hỏi ba mẹ, bạn bè và những người làm trong môi trường đó xem mình có phù hợp với nghề nghiệp đó hay không. Đặc biệt, các em cũng có thể trải nghiệm nghề nghiệp từ thực tế. Ví dụ, nếu thích ngành du lịch có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch rủ bạn đi chơi; thích ngành điện tử có thể mua máy móc cũ về lắp ráp…, từ đó phát hiện ra sở trường, sở đoản của mình. Một điều các em cần lưu ý là mọi ý kiến của người khác chỉ là sự tham khảo, tương lai của mình do chính mình lựa chọn nên quyết định cuối cùng vẫn là của bản thân các em”, ông Nguyên phân tích.

 

Chia sẻ thêm về vấn đề việc làm sau khi ra trường, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng Ban công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết cơ hội việc làm hoàn toàn nằm trong tay các bạn trẻ. “Chúng ta đang đứng trước xu hướng hội nhập toàn cầu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa nên cơ hội việc làm luôn mở rộng với những người biết nắm bắt. Theo tôi, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, bốn điều mà người lao động không nên có đó là: Không việc làm, không kỹ năng, không kinh nghiệm và không khởi nghiệp. Nếu thuộc nằm lòng những điều này, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên kịp thời định hướng và trang bị cho mình những điều cần thiết để thích nghi với môi trường việc làm trong tương lai”, bà Mai chia sẻ.

 

Ngành nào d kiếm tin?

 

Em Hoàng Việt Thái (học lớp 12A4 Trường THPT Bình Phú) cho biết rất đắn đo khi lựa chọn ngành CNTT vì “vướng” nhiều thông tin cho rằng đây là ngành không còn hot, là

ngành bị bão hòa trong vài năm gần đây. Trả lời cho băn khoăn này, ThS. Nguyễn Thành Tâm (đại diện Hệ thống lập trình viên quốc tế Aptech) cho biết ngành CNTT là một trong số ít những ngành có thể len lỏi vào tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội. Vì thế, CNTT luôn là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao. Ước tính từ nay đến 2020, nước ta cần khoảng 1 triệu nhân lực ngành CNTT chất lượng cao để chuyển giao và phát triển CNTT trên hệ thống mạng internet. Dù là ngành liên quan đến các phần mềm, lập trình nhưng trên thực tế CNTT là ngành của sự sáng tạo, có thể khiến một người, một nhóm người khởi nghiệp từ con số 0 lên tới hàng triệu USD/năm. Câu chuyện về Mark Zuckerberg của facebook và Kevin Systrom của Instagram là một trong số những câu chuyện chứng minh sự sáng tạo và khả năng kỳ diệu mà ngành CNTT mang đến cho con người. Điều đó có nghĩa rằng, CNTT giúp con người tự do sáng tạo trên những gì mình thích.

 

Theo ông Tâm, lương khởi điểm của một kỹ sư CNTT khi mới ra trường thường khoảng 300-400 USD/tháng, nhưng sau 1-2 năm làm việc, lương tăng lên 1.000-1.500 USD/tháng tùy vào năng lực và vị trí của người đó trong công ty. Nếu không muốn làm việc theo khuôn khổ, người học ngành CNTT có thể tự viết, tự bán, tự kiếm tiền bằng chính những phần mềm do mình viết trên chợ ứng dụng của mạng di động. Trên thực tế đã có nhiều người kiếm tiền rất “khỏe” từ chợ ứng dụng này. “Việc học hỏi trong ngành CNTT luôn là vô hạn nên trong quá trình học, các em sẽ phải tìm kiếm tài liệu bằng tiếng Anh, ngôn ngữ lập trình cũng bằng tiếng Anh nên những ai có ý định theo đuổi ngành này cần rèn luyện vốn ngoại ngữ để phục vụ tốt nhất cho việc học tập sau này”, ông Tâm nhấn mạnh.

 

Linh Vy

Nguồn: http://www.giaoduc.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024721465

TRUY CẬP HÔM NAY: 6005

ĐANG ONLINE: 12