TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH BÌNH DƯƠNG - CHUYÊN ĐỀ: DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG CHỈ ĐÁNH GIÁ BẰNG CẤP CHIẾM 25%


TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH BÌNH DƯƠNG

 

Chuyên đề: Doanh nghiệp tuyển dụng chỉ đánh giá bằng cấp chiếm 25%.

 

Người phỏng vấn: Phóng viên Tuyết Ngân

 

Người trả lời: Ông Trẩn Anh Tuấn - Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM

 

Câu 1: Mới đây, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM có nhận định rằng: Bằng cấp của ứng viên chỉ được doanh nghiệp đánh giá 25%, 75% còn lại doanh nghiệp sẽ xem xét trình độ, kỹ năng thực hành, nhất là việc ứng dụng những kỹ năng đó vào công việc. Song, cũng có ý kiến cho rằng bằng cấp cũng là sự ghi nhận trình độ của mỗi một cá nhân, ông có ý kiến gì về con số chênh lệch trên?

 

Trả lời:

 

Đúng như thế, bằng cấp của ứng viên chỉ được doanh nghiệp đánh giá 25%, 75% còn lại doanh nghiệp ( sẽ xem xét trình độ, kỹ năng thực hành, nhất là việc ứng dụng những kỹ năng đó vào công việc, cho nên việc sinh viên được thực hành, cọ sát ở các DN là cực kỳ quan trọng.

 

Một thực trạng dễ thấy, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nhưng ngược lại nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kĩ năng. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. hiện nay, chỉ 63% sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu tuyển dụng những tiêu chí cơ bản nhất của DN, 70% trong số được tuyển dụng DN phải đào tạo lại. Nếu các trường phối hợp tốt với các DN thì sẽ xây dựng được một lực lượng lao động có chuyên môn, trình độ đáp ứng được thị trường lao động. Trường nâng cao chất lượng đào tạo, còn DN thì không phải tốn thời gian và tiền bạc để đào tạo lại.

 

Và cũng rất đúng  về  ý kiến cho rằng bằng cấp cũng là sự ghi nhận trình độ của mỗi một cá nhân ,Ở nhiều hội thảo, chương trình về nghề nghiệp, không ít ứng viên đã hỏi về  giá trí bằng cấp   và bắng cấp nào thì kiếm được nhiều  tiền hay không cần bằng cấp vẩn làm việc được nhiều tiền . Tôi đả trả lời; Xã hội thực tế cũng có một số ngành nghề mang lại thu nhập tốt   nhưng không cần bằng cấp cao. Nhưng  đồng tiền  chân chính tạo ra nhiều hay ít thật  sự  từ giá trỉ lao động (giá trị hành nghề) và giá trị lao động cũng liên quan đến bằng cấp thể hiện trình độ cao hay thấp,Trong thị trường lao động phát triển và hội nhập, để đạt điều  mong muốn phải là một quá trình. Bạn cần phải có một kiến thức nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực tổ chức công việc thật hiệu quả. Tuy bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định sự thành công, nhưng ngành nghề nào muốn có thu nhập cũng đều phải có sự đầu tư về mặt lao động và kiến thức. Đã là tài sản vô hình thì khó đánh giá được giá trị cao hay thấp.

 

Câu 2: Người Việt Nam rất coi trọng bằng cấp. Tâm lý đổ xô đi học đại học, thạc sỹ mà ngó lơ học trung cấp, học nghề thời gian qua đã khiến không ít người trong cuộc phải “thở ra”. Ông đánh giá thế nào về hệ lụy sính bằng...?

 

Trả lời:

 

Theo kết quả khảo sát nhu cầu học bậc Đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 87,00%, bậc Cao đẳng 7,00% và bậc Trung cấp chiếm 6,00%. và cũng theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học,cấp bậc học chiếm khoảng  60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.

 

Chính vì  tình trãng này ,nguồn cung lao động tại thành phố dồi dào nhưng chủ yếu tập trung ở hai phân khúc là tốt nghiệp đại học (doanh nghiệp sản xuất không có nhu cầu tuyển dụng) hoặc lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề (không đáp ứng được yêu cầu công việc). Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lại chỉ tập trung ở công nhân lành nghề và trung cấp kỹ thuật.

 

Theo thống kê của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2017 - 2020 nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85% tổng nhu cầu nhân lực toàn thành phố. Trong đó, nhân lực có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm đến 51% , trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

 

Mặc dù số lượng việc làm gia tăng đáng kể nhưng cơ hội tìm được việc làm phù hợp sẽ chỉ rộng mở cho những người có trình độ chuyên môn vững vàng và có nhiều kỹ năng thích nghi.Điều này không chỉ đòi hỏi lao động phải chủ động nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc mà còn yêu cầu những người quản lý và các cơ quan chức năng có kế hoạch đào tạo, phân luồng nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế.

 

Image result for Doanh nghiệp tuyển dụng chỉ đánh giá bằng cấp chiếm 25%.

 

Câu 3: Thời gian gần đây, qua tiếp xúc với các phụ huynh và các em học sinh cho thấy, tâm lý này có phần thay đổi theo hướng tích cực và phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay. Thực tế qua những lần tham gia tư vấn hướng nghiệp gần đây, ông nhận thấy thế nào?

 

Trả lời :

 

Năm 2017, tại thành phố Hồ Chí Minh có 48 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 21 trường Cao đẳng nghề, 68 trường Trung cấp , 65 trường sơ cấp nghề, trung tâm dạy nghề và 323 cơ sở dạy nghề thường xuyên ngắn hạn.Quy mô đào tạo trên địa bàn thành phố tập trung ở hệ Cao đẳng, Trung cấp. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 tăng 5,31% so với năm 2016 như Cao đẳng tăng 8,45% và Trung cấp nghề tăng 45,70%.

 

Hằng năm tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đào tạo  giáo dục nghề nghiệp bậc  Cao đẳng, Trung cấp   thực tế, tuyển sinh bình quân đạt được 80% (100.000 người trong đó cao đẳng : 60.000 sinh viên, trung cấp: 40.000  học viên).

 

Năm 2017, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thực hiện khảo sát cho thấy đa số các nhóm ngành đào tạo đều có sinh viên,học viên theo học ở tất cả các bậc học  tập trung nhóm ngành như:

 

+ Ngành kinh doanh-dịch vụ: chiếm 25,91% ở các ngành như: quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, marketing, bất động sản, tài chính - ngân hàng, kế toán – kiểm toán.

 

+ Công nghệ kỹ thuật: chiếm 13,18% ở các ngành như: công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện và điện tử, công nghệ kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, quản lý công nghiệp.

 

+ Sức khoẻ: chiếm 9,41% ở các ngành như: y học, y học cổ truyền, dịch vụ y tế, dược học, điều dưỡng hộ sinh, răng hàm mặt, hộ lý bệnh viện.

 

+ Máy tính và công nghệ thông tin: chiếm 8,95% ở các ngành như: truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lý, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

 

+ Kỹ thuật: chiếm 6,76% ở các ngành như: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; kỹ thuật hoá học, vật liệu, kim loại và môi trường; kỹ thuật cơ – điện tử;  kỹ thuật môi trường.

 

+ Ngoại ngữ: chiếm 5,89% ở các ngành như: Tiếng Anh- Hàn-Nhật-Trung......

 

+ Kiến trúc và xây dựng: chiếm 5,17% ở các ngành như: kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng, kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng.

 

+ Sản xuất và chế biến: chiếm 4,28% ở các ngành như: công nghệ thực phẩm, kỹ thuật dệt, công nghệ may, công nghệ da giày.

 

+ Nhóm ngành khác như: chiếm 20,09% ở các nhóm ngành như:  giáo viên, Nghệ thuật, , Báo chí và Thông tin, Pháp luật, Khoa học tự nhiên, Dịch vụ vận tải

 

Câu 4: Thưa ông, thị trường lao động trong những năm gần đây, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề. Theo Tổng cục Giáo dục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2018 sẽ là năm đột phá của chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục dạy nghề đã ban hành quy chế tuyển sinh mở, tạo điều kiện tốt cho cả các trường và người học. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

 

Trả lời :

 

 Đúng như thế, năm 2018 sẽ là năm đột phá của chất lượng giáo dục nghề nghiệp.Tổng cục Dạy nghề đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH  quy chế tuyển sinh mở, tạo điều kiện tốt cho cả các trường và người học. Những điểm mới  cụ thể là :

 

Tổng cục Dạy nghề không phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, mà căn cứ vào trình độ và năng lực tuyển sinh của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đăng kí chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp. Tuy nhiên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo có việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên 70%.

 

Hiệu trưởng các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và được phép linh hoạt giữa hai trình độ trong cùng ngành, nghề đào tạo của trường, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tỉ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa của từng ngành, nghề đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo.

 

 Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH giao quyền “tự chủ” cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh nên rất linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Vì vậy, thời gian tuyển sinh có thể một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định. Tùy vào năng lực của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đó đưa ra những quyết định số lần tuyển sinh trong năm. Tuy nhiên, tuyển sinh tập trung vào giai đoạn sau khi tốt nghiệp THPT.

 

Hiện nay, quy chế tuyển sinh với trình độ trung cấp, cao đẳng áp dụng 3 hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Theo ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, điểm mới trong hình thức xét tuyển hồ sơ, các em học sinh đã tốt nghiệp THCS đăng ký học trung cấp sẽ có thể có 2 lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là các em chỉ học chuyên môn, không cần phải học văn hóa để ra trường có thể đi làm ngay. Lựa chọn thứ 2 là các em có thể học thêm bổ túc văn hóa. Những em học bổ túc văn hóa thì sau khi tốt nghiệp sẽ có 2 bằng, một bằng tốt nghiệp trung cấp và một bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa.

 

Giải quyết vấn đề tuyển sinh và hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho học viên, Tổng cục Dạy nghề đang áp dụng chương trình thí điểm giáo dục cấp độ quốc tế đối với trường giáo dục nghề.Theo đó, 12 chương trình giáo dục tiên tiến của Australia đang được đưa vào thí điểm đối với khoảng 40 trường đào tạo nghề trên toàn quốc.Ngoài ra, trong năm 2018, hệ thống giáo dục nghề sẽ chuẩn bị triển khai đào tạo 22 nghề quốc tế trọng điểm chuyển giao từ Đức. Sinh viên được đào tạo theo mô hình đào tạo kép, kết hợp giữa nhà trường, nhà tuyển dụng lao động và doanh nghiệp.

 

Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường rất lớn. Với hơn 500 nghề thuộc hệ cao đẳng và hơn 800 ngành nghề trung cấp, học sinh có thể chọn lựa ngành nghề phù hợp khả năng và sở thích. Điều quan trọng là học viên có trau dồi kỹ năng, đáp ứng được vị trí mà đơn vị tuyển dụng đang yêu cầu.

 

Cảm ơn ông!

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024718305

TRUY CẬP HÔM NAY: 2805

ĐANG ONLINE: 89