Xây dựng đô thị thông minh bền vững tại việt nam – một trong các động lực phát triển cntt&tt việt nam trong thập kỷ tới


I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH (ĐTTM) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM


1. Sự phát triển của đô thị Việt Nam 

 

Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt khoảng 36,7%, tương ứng với 33,62 triệu người, so với năm 2015 tăng khoảng 1% (tương đương với 1,35 triệu người). Đô thị hóa và công nghiệp hóa luôn có mối quan hệ phụ thuộc, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Bằng chứng rõ nét cho sự kết hợp này thể hiện qua số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa.

 

Bảng 1. Mức độ đô thị hóa sáu vùng kinh tế xã hội

 

Vùng

Dân số đô thị (1.000người)

Đất toàn đô thị (km²)

Đất đô thị (km²)

Mật độ dân số đô thị (người/km²)

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

Trung du và miền núi phía Bắc

1.561,3

3.086,1

1.915,1

815,2

13,0

Đồng bằng sông Hồng

8.472,8

11.457,2

2.154,2

3.933,2

40,1

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

6.168,9

9.858,1

4.033,7

1.529,3

31,2

Tây Nguyên

1.650,1

10.203,5

1.875,8

879,7

29,0

Đông Nam bộ

10.081,5

4.793,7

1.863,4

5.410,4

61,4

Đồng bằng sông Cửu Long

4.710,5

7.535,9

2.883,7

1.633,5

26,7

Nguồn: Báo cáo tình hình Phát triển đô thị các địa phương năm 2016

2. Đô thị Hiện đại (ĐTHĐ) và Đô thị Thông minh (ĐTTM)

- Đô thị hiện đại: 

Trên thế giới đã hình thành hàng vạn đô thị, trong đó có hàng ngàn các đô thị hiện đại (ĐTHĐ) với đủ mọi quy mô. Yêu cầu chủ yếu để đô thị được xếp loại ĐTHĐ là nó phải có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Cho đến những năm 90 thế kỷ trước, phần lớn thủ đô và nhiều thành phố ở các quốc gia tiên tiến đều đã là các ĐTHĐ: cỡ lớn như Washigton D.C, Moskva, Paris, Tokyo, London…, cỡ vừa như Ottawa, Helsinki hay cỡ nhỏ như Canberra, Praha…

Những siêu đô thị ở Đông Nam Á như: Phnom Penh (Campuchia), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore (quốc đảo Singapore)
 
 
Hình 1. Những siêu đô thị khu vực Đông Nam Á và vấn đề đô thị hóa

Việt Nam chưa có đô thị nào có thể coi là ĐTHĐ. Tuy nhiên, trong lòng các đô thị chưa thật hiện đại vẫn không loại trừ việc xây dựng một số vùng hoặc khu vực ĐTTM.

-Đô thị thông minh (ĐTTM):

Qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng ĐTTM tại các thành phố đã có chiến lược hoặc kế hoạch phát triển ĐTTM bền vững cho thấy:

a. Các dự án ĐTTM thường được tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể [1]:

- Đa phần các dự án tập trung vào lĩnh vực điện, năng lượng… ở các nước châu Âu, Úc, Nhật và Hoa Kỳ có tính bền vững về mặt kinh tế, 

- Tập trung vào lĩnh vực giao thông (Indonesia), 

- Quản lý ĐTTM, hạ tầng thông minh, thành phố tri thức (Hàn Quốc, Trung Quốc, Braxin, Việt Nam…), 

- Môi trường sinh thái, xử lý nước thải: (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam)

b. Một số thách thức khi triển khai xây dựng ĐTTM

Trong quá trình triển khai áp dụng các ứng dụng và dịch vụ ĐTTM trong phát triển ĐTTM có một số thách thức xảy ra như: An toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; Sự tin cậy; Quy mô lớn; Các khía cạnh pháp lý và xã hội; Dữ liệu lớn; Mạng cảm biến; Những rào cản đáp ứng nhu cầu…
 
 

Hình 2. Các thách thức trong ĐTTM
 

II. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG ĐTTM TẠI VIỆT NAM

1. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy Việt Nam đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh và tạo ra những đổi thay rất ấn tượng

- Nghiên cứu quốc tế City Momentum Index 2017.
Hình 3. Đánh giá của City Momentum Index 2017: Các thành phố của Việt Nam là điểm đến của đầu tư nước ngoài FDI
 

- Dự án “Microsoft Smart Secondary City” hợp tác LKYSPP-MFST nghiên cứu về phát triển thành phố thông minh cho các thành phố mới phát triển ở các nước ASEAN năm 2015.
- Khảo sát của Viện Chiến lược TT&TT về IoT và ĐTTM năm 2017 với nội dung về các dự án, đề án về IoT/ĐTTM đã được triển khai, theo từng ngành, lĩnh vực; Những khó khăn, vướng mắc (vốn, công nghệ, nhân lực, chính sách…); Đề xuất, kiến nghị.

2. Cơ chế, chính sách của Đảng và Chính phủ tạo điều kiện phát triển ĐTTM

- Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cập đến một nội dung “ưu tiên phát triển một số ĐTTM”;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử.

- Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, trong đó yêu cầu: "Triển khai ĐTTM ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn".

- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

3. Nhận thức của Lãnh đạo các cấp ở địa phương có nhiều thay đổi 

Lãnh đạo các cấp tại địa phương cũng có nhiều đổi mới trong quan điểm và nhận thức đối với CNTT trong sự phát triển của đô thị như: Vai trò quan trọng của các đô thị đối với việc phát triển kinh tế xã hội cả nước và nhu cầu phải giải quyết 4 vấn đề của đô thị: i. Đô thị hóa tăng: dân số đô thị tăng, số đô thị tăng, môi trường, giao thông, dịch vụ y tế, an toàn, nhà ở...; ii. Hạ tầng lạc hậu, quá tải (điện, nước, giao thông); iii. Cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, giữa các vùng tăng; iv. Đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng (môi trường, giáo dục, y tế, chính quyền...).

Một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai xây dựng Đề án ĐTTM: Huế (2015), Đà Nẵng (7/2016), Quảng Ninh (8/2016), TP. Hồ Chí Minh (9/2016), Cần Thơ (9/2016), Kiên Giang (huyện đảo Phú Quốc - 9/2016), Lâm Đồng (TP. Đà Lạt - 10/2016), Bình Dương (9/2016), Thanh Hóa (TP. Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, 9/2016), Hải Phòng (11/2016), Vĩnh Phúc (tháng 03/2017). 

4. Nhận xét

Từ các nghiên cứu hiện trạng và khảo sát có thể thấy một số nhận xét sau:

Bảng 2. Hiện trạng đô thị Việt Nam và phương hướng giải quyết

 

Vấn đề đặt ra trong hiện trạng

Phương hướng giải quyết

 

Hiện trạng phát triển

Bối cảnh phát triển của các thành phố ở Việt Nam là đô thị hóa nhanh và xuất phát điểm thấp [2]

Các đô thị của Việt Nam chưa phải là các đô thị hiện đại và do đó rất cần thiết phải xây dựng ĐTTM

Những bức xúc về vấn đề đô thị tập trung hầu hết tại các địa phương thuộc 5 thành phố trực thuộc TƯ, 2 vùng KTTĐ Bắc Bộ và phía Nam [3]

Giai đoạn trước mắt cần tập trung giải quyết đối với các đô thị thuộc các vùng này.

Ưu điểm

Các đô thị của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển: dân số thành thị trẻ, độ phủ Internet cao, tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh cùng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tăng cường phủ sóng Wifi miễn phí tại đô thị.

Công nghiệp CNTT sản xuất các đầu cuối thông minh giá rẻ.

 

 

 

 

Nhược điểm

Hiện trạng phát triển đô thị cho thấy các đô thị khác nhau phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau: giao thông, chất thải (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh), môi trường (các địa phương có phát triển công nghiệp v.v), du lịch...

Từng đô thị phải có ưu tiên lĩnh vực triển khai, không làm theo phong trào.

Hai siêu đô thị gặp vấn đề trong quản lý nội đô, quản lý mở rộng tràn lan, thiếu hạ tầng kết nối tại các khu vực ngoại vi và kết nối vùng.

Quản lý đô thị (đặc biệt là quản lý cơ sở hạ tầng) phải đặt lên hàng đầu.

Các đô thị trung bình và nhỏ: Thiếu nguồn lực phát triển, ít hỗ trợ lan tỏa đô thị dẫn đến mất cân đối với về lao động và định cư trong không gian phát triển quốc gia.

Tập trung theo thế mạnh của từng đô thị để huy động nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển đô thị. VD: Quảng Nam (Hội An), Quảng Ninh (TP. Hạ Long), Kiên Giang (Phú Quốc) v.v.

 

 

 

Cơ hội

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh [4] là thành phố tiềm năng cho sự phát triển và do vậy sẽ rất hấp dẫn đầu tư của các tập đoàn lớn.

Các tiêu chí về kinh tế thông minh phải đạt theo các tiêu chí quốc tế.

Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Phú Quốc, Hạ Long… đã và đang làm điểm du lịch có thương hiệu của khu vực và thế giới.

Các ứng dụng và dịch vụ du lịch thông minh, thành phố an toàn cần phải xây dựng theo các tiêu chí quốc tế.

Nhiều sản phẩm IoT/ĐTTM do doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển [5]

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ IoT/ĐTTM trong nước phát triển.

 

 

 

Thách thức

 

 

 

 

 

Hệ thống quy hoạch đô thị còn những bất cập về cả thể chế và phương pháp quản trị [4]

Mô hình quy hoạch thông minh - quản lý tất cả quy hoạch trên 1 hệ thống bản đồ số duy nhất. Áp dụng hệ thống quản lý ISO 37101 cho ĐTTM.

Tổ chức quản lý phát triển thiếu nền tảng tích hợp [6]

Cơ sở hạ tầng thông tin thông minh phát triển bền vững.

Thiếu sự kết nối và giải quyết vấn đề phát triển đô thị theo không gian ảnh hưởng  [6]

Quản lý một số ứng dụng và dịch vụ ĐTTM theo vùng chứ không theo ranh giới hành chính cấp địa phương.

Thiếu công cụ để làm rõ những tác động đa chiều, chí phí ẩn có tính lâu dài  [6]

Trung tâm Điều hành ĐTTM với cơ sở dữ liệu dùng chung, trí tuệ nhân tạo và Big Data có năng lực dự báo, đánh giá tác động dựa trên các số liệu thời gian thực…).

 

 

III. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐTTM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ QUỐC GIA


1. Định nghĩa ĐTTM phát triển bền vững ở Việt Nam:

 

ĐTTM là đô thị hoặc khu vực dân cư ứng dụng CNTT&TT một cách nhuần nhuyễn, kết nối với mọi thành phần của hệ thống có khả năng cung cấp theo thời gian thực, tự động hóa và có tương tác, nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực con người, trang thiết bị và các yếu tố tự nhiên khi hệ thống vận hành. Với các hệ thống liên quan đến người dân thì họ phải được đặt ở vị trí trung tâm, phải là mục tiêu phục vụ.

2. Quan điểm:

a) Lấy người dân làm trung tâm: Việc xây dựng ĐTTM phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, người dân phải có được nhận thực đầy đủ về các lợi ích của ĐTTM và được đóng góp vào quá trình triển khai và vận hành ĐTTM.


b) Đảm bảo năng lực về cơ sở hạ tầng thông tin tạo ra hệ sinh thái số để có thể triển khai các ứng dụng, dịch vụ ĐTTM theo thời gian thực. Đẩy mạnh dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, chia sẻ dữ liệu liên ngành; khuyến khích dữ liệu mở.


c) Việc triển khai xây dựng ĐTTM phải cơ bản dựa trên các nguồn lực xã hội; bảo đảm cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người dân, nhà phát triển ứng dụng ĐTTM, doanh nghiệp…


d) Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân.

 

3. Mục tiêu:

 

3.1. Mục tiêu chung:

 

ĐTTM là một trong các động lực chính trong Chiến lược Phát triển Đô thị Quốc gia đóng vai trò quan trọng trong hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2035 của đất nước.

 

3.2. Các mục tiêu cụ thể:

 

Giai đoạn 2018 – 2025: 


Giai đoạn 2018 – 2020: Ba đô thị triển khai thành công một số ứng dụng và dịch vụ ĐTTM làm cơ sở nhân rộng ra các đô thị và địa phương khác [5] .


Giai đoạn 2020 – 2025: Các thành phố trực thuộc TƯ, các đô thị thuộc 2 vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ và phía Nam.


Giai đoạn 2020 – 2025: Một số đô thị tại các địa phương khác (Phú Quốc, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt…) triển khai một số ứng dụng và dịch vụ ĐTTM sử dụng cơ bản nguồn vốn xã hội hóa nhằm đảm bảo tính bền vững của dịch vụ.


Giai đoạn 2020 – 2025: Triển khai thành công một số ứng dụng và dịch vụ ĐTTM tại 02 vùng KTTĐ Bắc Bộ và phía Nam làm cơ sở để nhân rộng ra các vùng khác .[6]

Giai đoạn 2025 – 2035:


Tập trung phát triển trong giai đoạn 2025 – 2035 đối với các vùng và đô thị còn lại.


Đến 2035: Ít nhất có 3 đô thị nằm trong nhóm đầu các ĐTTM của ASEAN.


Một số ứng dụng và dịch vụ ĐTTM của Việt Nam đạt mức cao theo các tiêu chí quốc tế [7]

 

4. Nguyên tắc chung trong việc triển khai ĐTTM:

 

Để triển khai thành công chiến lược ĐTTM bền vững ở Việt Nam cần xác định theo các nguyên tắc như sau: 


-    Phát huy nội lực: Việc triển khai ĐTTM tại địa phương cần phát huy tối đa nguồn lực công nghiệp CNTT&TT trong nước theo đó ưu tiên phát triển và ứng dụng ĐTTM trong nước phát triển, bảo đảm khả năng làm chủ công nghệ để duy trì, phát triển các ứng dụng về lâu dài. 


-    Bảo đảm tính kế thừa với các dự án CNTT&TT đã được đầu tư: Việc triển khai ĐTTM tại địa phương cần kế thừa và phát huy tối đa những kết quả đã đạt được từ các dự án CNTT&TT đã được đầu tư như: Các dự án về Chính quyền điện tử, Trung tâm dữ liệu, cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin địa lý… và các dự án đầu tư khác đã triển khai trong lĩnh vực ứng dụng CNTT&TT. 


-    Bảo đảm kiến trúc nhất quán: Các ứng dụng và dịch vụ ĐTTM tại địa phương cần được xây dựng dựa trên một kiến trúc nhất quán phù hợp với kiến trúc Chính quyền điện tử tại địa phương, bảo đảm tối ưu hóa việc sử dụng hạ tầng kỹ thuật, tăng cường khả năng chia sẻ, liên thông dữ liệu, bảo đảm khả năng thích ứng với các thay đổi về công nghệ trong tương lai, và tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế. 


-    Bảo đảm nằm trong định hướng phát triển đô thị quốc gia: Việc phát triển ĐTTM phải nằm trong Chiến lược Phát triển Đô thị của Quốc gia với mục tiêu đóng góp vào các tiêu chí tăng trưởng xanh và bền vững hướng vào các khu vực phù hợp, tạo ra những mô hình ứng dụng CNTT có thể nhân rộng đến các đô thị và các lĩnh vực khác.


-    Triển khai theo lộ trình có trọng tâm, trọng điểm: Việc triển khai mô hình ĐTTM phải có lộ trình rõ ràng, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên triển khai các dự án có tính cấp thiết về ĐTTM để rút kinh nghiệm và nhân rộng. 

 

5. Định hướng phát triển
5.1. Xây dựng nhiệm vụ cho phát triển ĐTTM cấp vùng 
5.1.1. Quy hoạch vùng ĐTTM phát triển bền vững:

Giai đoạn 2020 – 2025: Triển khai lần lượt từng nhiệm vụ.
a) Xây dựng mạng thông tin di động thế hệ mới và mạng Wifi kết nối toàn vùng.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung (trục tích hợp, trung tâm dữ liệu) cấp vùng: 
•    Sử dụng hạ tầng Trung tâm dữ liệu của địa phương trung tâm vùng sử dụng điện toán đám mây (các CSDL tại địa phương trung tâm vùng đã được đầu tư, mở rộng tăng thêm dung lượng);
•    Điều phối theo cơ chế các cơ sở dữ liệu của các địa phương trong vùng chuyển những dữ liệu mở có liên quan đến cơ sở dữ liệu dùng chung nhằm xây dựng CSDL tổng hợp, CSDL lớn (Big Data) để cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành vùng; cung cấp cho người dân những nội dung thiết thực, khuyến khích sự tham gia đóng góp của người dân trong việc phát triển nội dung CSDL ở cấp vùng.
c)    Xây dựng trung tâm điều hành cấp vùng: Quản lý điều phối (thông minh) về an toàn, an ninh, giảm nhẹ thiên tai đặt tại Trung tâm Điều hành của địa phương trung tâm vùng. Không đầu tư mới, chỉ nâng cấp và mở rộng.


5.1.2. Quản lý ngành thông minh cấp vùng:


Giai đoạn 2020 – 2025: Triển khai nhiệm vụ theo mô hình thử nghiệm: Quản lý an toàn, an ninh, giảm nhẹ thiên tai thông minh (vùng đô thị an toàn) theo hướng xử lý các vấn đề cấp bách theo thời gian thực. 
Sau năm 2025: Đánh giá và nghiên cứu nhân rộng tới các ứng dụng quản lý ngành khác.


5.1.3. Mô hình triển khai thí điểm cho Vùng KTTĐ Bắc Bộ


Trung tâm Điều hành Vùng KTTĐ Bắc Bộ đặt tại Trung tâm Dữ liệu Thành phố Hà Nội (Hình 4 dưới đây). 

 

Hình 4. Trung tâm Điều hành Vùng KTTĐ Bắc Bộ đặt tại Trung tâm Dữ liệu Thành phố Hà Nội

Trung tâm sẽ có bộ phận điều hành, xử lý theo thời gian thực các tình huống sau: Tình huống cháy – cứu hỏa 114, Tình huống tắc nghẽn giao thông trong vùng, Tình huống tấn công mạng trong vùng, Tình huống xảy ra cướp trên đường quốc lộ liên tỉnh trong vùng.

 

5.2. Xây dựng nhiệm vụ cấp địa phương phát triển ĐTTM 


5.2.1. Các yêu cầu chung về triển khai ĐTTM cho một địa phương


Việc triển khai mô hình ĐTTM cho 1 địa phương cần thiết phải có một số tiền đề sau: 


a) Địa phương cần phải ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử theo hướng dẫn của Bộ TT&TT. 


b) Địa phương phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và các bên liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể, trong đó các mục tiêu đảm bảo thống nhất với các mục tiêu tổng quát và thực tế của địa phương, có tầm nhìn hài hòa với mục tiêu phát triển của địa phương và vùng trên cơ sở các đặc điểm riêng của địa phương (tầm nhìn, nhu cầu quản lý, nhu cầu của người dân, hiện trạng ứng dụng CNTT&TT, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) với một số nội dung chính như sau:


- Thiết lập tầm nhìn: Lãnh đạo địa phương đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập tầm nhìn xây dựng ĐTTM dựa trên các yếu tố sau:


+ Đánh giá hiện trạng về: Cơ sở hạ tầng thông tin, kết quả ứng dụng ICT ở cấp quản lý cao nhất của đô thị, các mô hình tổ chức quản lý liên quan.


+ Xác định các bên liên quan và các cơ chế (diễn đàn, hiệp hội...) thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của nhiều bên, đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của người dân; đảm bảo thông tin được chia sẻ đầy đủ, thuận lợi trong toàn bộ quá trình.


+ Xác định các mô hình tổ chức phù hợp cho phép quản lý hiệu quả, hiệu lực các giải pháp về ĐTTM.


+ Sử dụng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hỗ trợ trong việc xác định tầm nhìn xây dựng ĐTTM của Lãnh đạo địa phương.


- Đạt được cam kết giữa các bên liên quan: Lãnh đạo địa phương cần đạt được sự cam kết với các bên liên quan để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình, dự án mang tính chiến lược về ĐTTM


c) Địa phương phải ban hành Khung kiến trúc CNTT tổng thể cho ĐTTM, bao gồm:


- Khung Kiến trúc CNTT tổng thể cho ĐTTM.


- Kiến trúc chi tiết Dịch vụ thông minh cho các lĩnh vực chuyên ngành.


Mẫu khung kiến trúc ĐTTM để tham khảo như sau [8]:

 

Hình 5. Mẫu khung kiến trúc CNTT tổng thể cho ĐTTM tham khảo

d) Địa phương cần phải xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn TCVN ISO 37101:2017 phát triển cộng đồng bền vững – Hệ thống quản lý cho phát triển bền vững – Yêu cầu có hướng dẫn cho khả năng phục hồi và tính thông minh. Hệ thống này tương đương với hệ thống TCVN ISO 9001 (ISO 9001) Hệ thống quản lý chất lượng và TCVN ISO 18091 (ISO 18091) Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại chính quyền địa phương. 

 

5.2.2. Các mô hình triển khai Chiến lược


Các thành phần chiến lược của phát triển ĐTTM cho địa phương dựa trên mục tiêu chung phát triển ĐTTM của địa phương theo hướng tập trung vào các dịch vụ mà chính quyền đô thị phải cung cấp và hướng vào khu vực dân cư phù hợp, nhỏ gọn, tạo ra một mô hình có thể nhân rộng đến toàn thành phố, tới các đô thị của địa phương và tới các lĩnh vực khác.
Các mô hình xây dựng ĐTTM gồm có: i) Mô hình cải tạo khu vực dân cư hiện có (khu phố cổ); ii) Mô hình tái phát triển đối với một khu vực cư dân hiện có (các quận/huyện mở rộng); iii) Mô hình Phát triển Đô thị mới; (iv) Mô hình Phát triển các ứng dụng và dịch vụ thông minh Toàn Thành phố.
Đề xuất ĐTTM của mỗi thành phố được lựa chọn một cách sáng tạo 4 mô hình trên với giải pháp thông minh. 


5.2.3. Nhóm nhiệm vụ Quy hoạch cơ sở hạ tầng ĐTTM phục vụ đô thị phát triển bền vững: 

 

Bảng 3. Các hệ thống CSHT ĐTTM ưu tiên triển khai

TT

Hệ thống

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu

1.

Hệ thống CNTT&TT

Sở TT&TT

Hình thành một cơ sở hạ tầng thông tin kết nối trên toàn thành phố để phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, du khách và truyền dẫn thông tin cho các ứng dụng và dịch vụ ĐTTM

 

2

Hệ thống giao thông thông minh

Sở

GTVT

Ứng dụng CNTT&TT vào công tác quản lý giao thông đô thị của thành phố một cách chủ động và hiệu quả hơn, hướng tới mục tiêu là phục vụ người dân và xử lý theo thời gian thực.

 

3

Hệ thống cấp nước thông minh

Sở Xây dựng

 

Ứng dụng CNTT&TT để nâng cao chất lượng xử lý và phân phối nước sạch cho người dân thành phố.

 

 

4

Hệ thống thoát nước và kiểm soát chất thải rắn thông minh

Sở TN&MT

Ứng dụng CNTT&TT nhằm hỗ trợ theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường nước, chất lượng xử lý chất thải và hoạt động của hệ thống thoát nước, xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân.

 

5

Hệ thống điện năng/ chiếu sáng đô thị thông minh

 

Sở GTCC

Ứng dụng CNTT&TT trong quản lý điện năng/chiếu sáng đô thị nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nâng cao độ tin cậy và hiệu quả của lưới điện.

 

5.2.5. Nhóm nhiệm vụ trọng tâm Quản lý ngành thông minh – Công dân thông minh – Doanh nghiệp thông minh:


Tùy thuộc vào nhu cầu của địa phương, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

Bảng 4. Các dịch vụ và phương tiện nhóm quản lý ngành phục vụ ĐTTM ưu tiên triển khai

 

TT

Nhiệm vụ

Mục tiêu

Chủ đầu tư

 

 

1

 

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

- Đảm bảo nguồn nhân lực về CNTT cho cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh đáp ứng với yêu cầu của ĐTTM;

- Đào tạo các kiến thức trong lĩnh vực CNTT cho người dân; Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về Chính quyền điện tử và ĐTTM.

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Triển khai Chính quyền điện tử giai đoạn 2018-2025

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Xây dựng hệ thống Y tế thông minh

Ứng dụng CNTT để cải tiến phương thức quản lý, lấy người bệnh làm trung tâm, dễ dàng truy cập thông tin sức khỏe, có thể khám chữa bệnh từ xa, hồ sơ bệnh án điện tử kết nối liên thông dễ dàng cho nhân viên y tế tra cứu, cải tiến quy trình phác đồ, kê đơn, nhắc người bệnh tái khám và tiêm chủng, giảm thiểu tai biến y khoa.

Sở Y tế

4

Xây dựng hệ thống giáo dục thông minh

- Ứng dụng CNTT trực tuyến nhằm nâng cao năng lực quản lý trong ngành giáo dục của địa phương lấy học sinh làm trung tâm.

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

5

 

Hệ thống Môi trường thông minh

- Ứng dụng CNTT trực tuyến nâng cao năng lực hoạt động xử lý môi trường, thu gom vận chuyển chất thải, mạng lưới quan tắc môi trường trên địa bàn đô thị;

- Kiểm soát được theo thời gian thực mức độ ô nhiễm về không khí, nguồn nước tại đô thị...

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

6

Ứng dụng CNTT phục vụ công tác đảm bảo an toàn an ninh

- Hỗ trợ năng lực giám sát trực tuyến được các đối tượng khả nghi.

- Hỗ trợ theo thời gian thực lực lượng công an trong quá trình bảo vệ và cảnh báo nguy cơ, nhằm đảm bảo trật tự an ninh trật tự và an toàn xã hội, phòng chống loại tội phạm công nghệ cao.

Công an Tỉnh/TP

 

7

Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động ngành du lịch (Du lịch thông minh)

- Ứng dụng CNTT để cung cấp đầy đủ thông tin du lịch của địa phương qua cổng thông tin du lịch phục vụ khách du lịch theo thời gian thực.

 

Sở VH-TT-DL

 

8

Kiểm soát VSATTP thông minh (Nông nghiệp thông minh)

- Tăng cường ứng dụng CNTT&TT trong kiểm soát VSATTP, cho phép các cơ quan có liên quan chia sẻ dữ liệu VSATTP, chia sẻ thông tin cho người dân, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và giám sát của người dân theo thời gian thực.

Sở Y tế/ Công thương/ NN&PTNT

 

 

9

Ứng dụng CNTT trong quản lý xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn đô thị (Xây dựng Thông minh)

Tăng cường ứng dụng CNTT để:

- Quản lý trực tuyến các hoạt động cấp phép xây dựng, giám sát xây dựng dựa trên CNTT cho phép giảm thiểu thời gian cấp phép;

- Quản lý trực tuyến đô thị trên địa bàn đô thị;

- Quản lý trực tuyến tài sản công thuộc đô thị quản lý: Cống ngầm, bất động sản trên bề mặt, cây cối, biển báo… tích hợp với hệ thống quản lý chung.

UBND của Đô thị/Sở Xây dựng

 

 

Hình 6. ĐTTM với công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho đô thị

 

6. Bảo đảm an toàn thông tin cho ĐTTM

 

Căn cứ Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, tại Điều 6. Phân loại thông tin và hệ thống thông tin thì từng phần của hệ thống thông tin phục vụ ĐTTM có thể được xác định các cấp độ ATTT từ 3 đến 5 và do đó quy trình đảm bảo ATTT cho các hệ thống thông tin phục vụ cho ĐTTM cấp trung ương/bộ/ngành/địa phương căn cứ theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP và Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP an toàn hệ thống thông tin.

Hình 7. Bảo đảm ATTT trong ĐTTM


7. Các giải pháp 

Hình 8. Mô hình chiến lược ĐTTM

 

IV. KẾT LUẬN 


Từ sáng kiến xây dựng ĐTTM, Chiến lược đã nghiên cứu đề xuất mô hình ĐTTM cho quốc gia trên cơ sở kế thừa những thành quả mà chúng ta đã nỗ lực đạt được. Việc triển khai Chiến lược này, bước đầu thực hiện các dự án trong lĩnh vực quản lý cụ thể là: giao thông, cấp và thoát nước và năng lượng sẽ làm tiền đề để tiếp tục hiện đại hóa thành phố trong nhiều lĩnh vực quản lý khác, hướng đến một ĐTTM hoàn chỉnh cho các địa phương tại Việt Nam trên nền các sản phẩm CNTT&TT trong nước phát triển. Đây rõ ràng sẽ là một trong những động lực cho phát triển ngành CNTT&TT Việt Nam trong thập kỷ tới.

 

 

PGS. TS. Trần Minh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Nguồn: http://rev.org.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024874905

TRUY CẬP HÔM NAY: 842

ĐANG ONLINE: 17