Năm hướng đi sau tốt nghiệp THPT


Va qua, chương trình hưng nghip “Cùng bn chn nghcho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tchc đã din ra ti Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1). Chương trình có s đng hành ca Trưng ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trưng ĐH Công ngh TP.HCM.

Một học sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân đt câu hỏi cho ban tư vấn

Mỗi năm có khoảng 130.000 học sinh du học

Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) phân tích: Sau THPT, các em học sinh có 5 hướng đi là vào ĐH, CĐ, TC nghề, du học và đi làm. Cụ thể, mỗi năm cả nước có khoảng 75% học sinh có nguyện vọng vào ĐH. Các trường CĐ chủ yếu xét tuyển học bạ THPT nên cơ hội học tiếp không khó. Học TC nghề (có liên thông ĐH) cũng được khá nhiều học sinh lựa chọn; học sinh không đậu lớp 10 công lập sẽ đi học nghề (vừa học văn hóa THPT để đủ điều kiện có thể xét tuyển vào ĐH). Tuy nhiên hướng đi này khó bởi hầu hết học sinh có học lực yếu, không thể theo kịp chương trình 2 năm 3 lớp.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho biết thêm, hằng năm Việt Nam có khoảng 130.000 học sinh đi du học, số tiền bỏ ra bằng học phí của 2 triệu sinh viên đang học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi năm có khoảng 15% học sinh sau tốt nghiệp THPT đi làm nghề ở các cơ sở sản xuất, xí nghiệp…

80% rớt visa du học Hoa K vì ngoi ngữ yếu

Giải đáp thắc mắc của các em học sinh về việc “săn” học bổng, học phí và điều kiện du học ở Hoa Kỳ, ông Nguyễn Quang Anh Chương (Phó Giám đốc Phân viện ĐH Browr Hoa Kỳ tại Việt Nam) cho biết để được du học tại các trường ĐH công lập của nước này, ngoài trình độ tiếng Anh, tài chính (khoảng 2,3 tỷ đồng/4 năm), còn phải có khả năng tự lập, hiểu biết văn hóa, con người nước sở tại. Nếu không đủ điều kiện tài chính, học sinh có thể tham gia chương trình 2+2, tức 2 năm học tại Việt Nam (chi phí khoảng 125 triệu đồng, học tại Hoa Kỳ khoảng 600 triệu đồng). Hoàn thành 2 năm tại Việt Nam sẽ sang Hoa Kỳ học tiếp. “Hiện nay tỷ lệ rớt visa du học Hoa Kỳ lên đến 80% do ngoại ngữ yếu. Vì vậy, khi đã xác định đi du học thì các em phải đầu tư vốn tiếng Anh ngay từ bây giờ”, ông Nguyễn Quang Anh Chương lưu ý.

Ông Chương thông tin thêm: “Sau 2 năm học tại Việt Nam, cựu học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân - Ngô Ngọc Uyên Thư - đã xuất sắc giành học bổng của Trường ĐH Browr Hoa Kỳ với mức 30.000 USD. Hiện Thư đang làm thủ tục sang Hoa Kỳ học”.

Về phương thức xét tuyển, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho biết đến thời điểm này có 5 phương thức, đó là: Tuyển thẳng vào ĐH dành cho học sinh giỏi cấp quốc gia, đoạt giải khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và quốc tế (mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 học sinh diện này, trong đó TP.HCM khoảng 100 em); ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh trường chuyên hoặc học sinh trường THPT nằm trong top 100 kỳ thi THPT quốc gia trên cả nước; xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia, đến nay có khoảng 50% số trường tuyển theo phương thức này; xét tuyển học bạ THPT; một số trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi riêng… Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, năm 2019 là năm thứ 5 của kỳ thi THPT quốc gia và chắc chắn sẽ có thay đổi lớn tập trung ở khâu tổ chức, đề thi và xét tuyển.

Không chọn nghề theo số đông

Trước băn khoăn của học sinh về việc chọn trường, chọn nghề, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khẳng định: “Học TC-CĐ hay ĐH không phải là yếu tố quyết định đến sự thành công. Đây là quan niệm sai lầm của hầu hết học sinh. Thời điểm các em chọn nghề thích hợp nhất là từ năm lớp 9; theo đó, trước hết các em xác định mình thích nghề gì, thị trường lao động có cần không, điều kiện sức khỏe, tài chính, năng lực… Tuy nhiên phải cân nhắc kỹ bởi mình thích là một chuyện và có làm được chuyên môn đó hay không lại là chuyện khác. Vì vậy kênh thông tin chia sẻ, hỗ trợ từ bạn bè, chuyên gia và thầy cô rất quan trọng”.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phản đối việc chọn nghề theo đám đông, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập cũng như cơ hội việc làm sau này. “Hiện nay, tại Việt Nam, sau tuyển dụng các doanh nghiệp phải đào tạo lại đến 87%, trong khi các nước có đào tạo lại cũng chỉ từ 11 đến 13%”, TS. Tùng cho biết.

Gần 1.500 học sinh Đng Nai đưc hướng nghiệp

Chuyên gia tư vấn đang định hưng ngh nghip cho hc sinh Trường THPT Phú Ngọc

Ngày 12-10, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM và Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai tổ chức đã diễn ra tại 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là Điểu Cải, Phú Ngọc và Định Quán, với gần 1.500 học sinh tham dự. Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và một số đơn vị.

Tại 3 trường, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) đã chia sẻ với học sinh về nhu cầu thị trường lao động của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung để các em có lựa chọn đúng về nghề nghiệp. Theo ông Tuấn, đối với Đồng Nai là thị trường lao động mở và xu hướng trong những năm tới cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các nhóm ngành công nghệ kỹ thuật, chế biến tinh lương thực thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao… “Thị trường lao động hiện nay vừa thừa vừa thiếu - tức thừa người có chuyên môn nhưng thiếu người có kỹ năng và ngoại ngữ. Vì vậy, ngoài trình độ chuyên môn, ngay từ bây giờ các em cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng để thích ứng với thị trường lao động thời kỳ hội nhập”, ông Tuấn lưu ý.

TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) thông tin: Sau THPT, học sinh sẽ có nhiều lựa chọn để học tiếp ĐH, CĐ, TC…, tùy theo điều kiện năng lực, tài chính và sở trường của mình. Bằng cấp của các bậc học đều có giá trị, cơ hội việc làm như nhau, quan trọng là thái độ học tập như thế nào.

Trong chương trình, đại diện các trường cũng đã giải đáp những thắc mắc của học sinh về cơ hội việc làm của các ngành nghề như tài chính - hải quan, kiến trúc, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thú y… Ngoài ra, các đơn vị du học còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết, điều kiện tài chính để du học Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Úc… Dự kiến, chương trình hướng nghiệp “Chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 sẽ tổ chức tại 35 trường THPT trên địa bàn tỉnh này.

T.Tri

TS. Tùng đúc kết: “Học ngành nghề gì cũng cần phải có năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, sáng tạo, chấp nhận sự khác biệt và học tập suốt đời”.

“Vì chương trình học quá nhiều, năm học mới bắt đầu chưa lâu nhưng em cảm thấy mất động lực vì cha mẹ luôn muốn em học giỏi. Vậy làm thế nào để lấy lại sự cân bằng?”. Đây là câu hỏi rất thực tế mà em Quốc Vinh (lớp 12A3) gửi đến ban tư vấn. Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo trả lời: “Đây không phải là nỗi niềm của riêng ai, bởi tâm lý cha mẹ muốn con mình học cho bằng con nhà người ta. Thêm nữa, do bản thân em chưa xác định học để làm gì, cộng với phương pháp học tập chưa đúng nên mới rơi vào trạng thái mất cân bằng. Vì vậy, em cần sớm lấy lại tinh thần bằng cách điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp, giờ giấc sinh hoạt và học tập hợp lý…”.

 

Nguồn : www.giaoduc.edu.vn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024877606

TRUY CẬP HÔM NAY: 873

ĐANG ONLINE: 10