Cải thiện chất lượng lao động Việt trên “sân” quốc tế


Nếu không thc hin tt vic đào to nâng cao cht lưng ngun lao đng (LĐ) xut khu, LĐ Vit s không đ khnăng, trình đ đáp ng yêu cu ca phía đi tác dn đến không hoàn thành tt nhim v, gây thit hi, vi phm hp đng, nh hưng xu đến uy tín các doanh nghip xut khu LĐ và chiến lưc xut khu LĐ ca Nhà nưc.

Đi biu phát biu ti hi tho

Ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường LĐ TP.HCM) đã nhấn mạnh điều này tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài” do Cục Quản lý LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 13-11 tại TP.HCM.

80.000 LĐ đi làm  nưc ngoài/năm

Theo Cục Quản lý LĐ ngoài nước, LĐ đi làm việc ở nước ngoài là một bộ phận của chương trình mục tiêu giải quyết việc làm - một trong những chương trình kinh tế, xã hội trọng điểm của VN. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm VN đưa khoảng 80.000 LĐ đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số LĐ được giải quyết việc làm hàng năm. Hiện nay có khoảng 500 ngàn LĐ đang làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ ở hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Mỗi năm người LĐ gửi về cho gia đình khoảng 2 tỉ đôla Mỹ.

Trong 5 năm trở lại đây số LĐ VN đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh. Thị trường LĐ ngoài nước được phát triển, mở rộng. Chất lượng nguồn LĐ xuất khẩu từng bước được nâng lên, đến nay, số lượng LĐ được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài đã đạt trên 50%. LĐ VN làm việc ở nước ngoài được đánh giá cao về tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi và tiếp thu công việc nhanh. Những thị trường LĐ truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc rất thích tuyển chọn LĐ VN bởi sự khéo léo, chăm chỉ và thích nghi nhanh.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít LĐ Việt có trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật chưa tốt. Thực tế này là do tình trạng một số doanh nghiệp tuyển LĐ không đáp ứng điều kiện về trình độ tay nghề, ngoại ngữ; không trực tiếp tổ chức đào tạo, tuyển chọn LĐ; không biên soạn tài liệu, không trực tiếp kiểm soát cán bộ giáo viên giảng dạy mà phó mặc cho các cơ sở đào tạo nên chất lượng đào tạo không đảm bảo. Trong khi đó, các doanh nghiệp chỉ phổ biến một cách chung chung về các nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết hoặc phổ biến không đúng sự thật, thậm chí không phổ biến các nội dung mang tính chất “nhạy cảm” trong nội dung hợp đồng, đặc biệt là cấu phần chi phí trước khi đi, các mức khấu trừ và tính chất phức tạp của công việc người LĐ phải làm ở nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng LĐ VN bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú, làm việc bất hợp pháp; vi phạm pháp luật trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Bà Đoàn Thanh Thảo (Viện trưởng Viện Hợp tác quốc tế Trường ĐH Văn Hiến) cho rằng, việc xuất khẩu LĐ của nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; kỷ luật của người LĐ còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Nguyên nhân do LĐ VN ra nước ngoài làm việc chủ yếu xuất thân từ vùng nông thôn, chưa qua đào tạo kỹ năng nghề chính quy, tác phong chậm chạp, thiếu kỹ năng làm việc trong môi trường LĐ công nghiệp; phần lớn chỉ làm những nghề phổ thông hoặc công nhân với trình độ chuyên môn thấp, mức thu nhập thấp.

Đối với lượng LĐ là SV ĐH-CĐ, bà Thảo cho rằng, khả năng hòa nhập sau tốt nghiệp của các em trong môi trường LĐ mới chưa cao do SV ít được đào tạo trong trường tác phong công nghiệp. Nhiều SV đã không được định hướng tốt trong việc chọn trường, chọn ngành nghề; chưa ý thức trang bị ngoại ngữ trước khi bước vào thị trường LĐ quốc tế. Mặt khác, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong LĐ thay đổi, trong khi các ngành đào tạo ở nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng LĐ của doanh nghiệp.

Gn đào to vi xut khu LĐ

Để nâng cao chất lượng LĐ Việt trên thị trường nước ngoài, dưới sự chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý LĐ ngoài nước cho biết, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng đào tạo nguồn LĐ trình độ cao; đẩy mạnh phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường, ngành nghề tiếp nhận LĐ trình độ cao của VN đi nước ngoài làm việc. Đặc biệt, tăng cường kết nối doanh nghiệp xuất khẩu LĐ với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo LĐ. Các doanh nghiệp trên yêu cầu của đối tác nước ngoài, hợp tác với các trường nghề để đào tạo nguồn LĐ đáp ứng các yêu cầu về trình độ tay nghề; dựa trên kết quả đầu ra của các trường nghề để tuyển chọn những LĐ có kỹ năng phù hợp.

Ông Trn Anh Tun (Phó Giám đc Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và thông tin th trưng LĐ TP.HCM) đ xut thí đim đt hàng đào to ngh cho ngưi LĐ đi làm vi nưc ngoài. Trong đó, Nhà nưc h tr 70% chi phí hc ngh cho ngưi LĐ, doanh nghip hoc ngưi LĐ chu 30% chi phí còn li (nếu ngưi LĐ đt trình đ ngh theo quy đnh và đưc đi tác nưc ngoài tiếp nhn). Vic này nhm khuyến khích ngưi LĐ hc ngh trưc khi đi làm vi nưc ngoài, t đó tăng t l LĐ có ngh khi xut khu, to kh năng cnh tranh và tng bưc xây dng thương hiu LĐ VN trên th trưng quc tế. Hot đng này ban đu s thí đim đi vi mt s ngh như: Hàn trình đ 3G và 6G, xây dng, điu dưng viên, nhân viên phc v khách sn, nhà hàng; sau thí đim s tng kết, đánh giá, rút kinh nghim và nhân rng mô hình.

Theo Cục Quản lý LĐ ngoài nước, những người đáp ứng các điều kiện của VN và nước sở tại về ý thức kỷ luật, sức khỏe, kỹ năng, thực sự mong muốn đi làm việc ở nước ngoài sẽ tuân thủ tốt quy định LĐ; sẽ làm việc chăm chỉ với quyết tâm cao, được bên sử dụng LĐ quý mến. Do vậy, cục sẽ tăng cường giám sát, thanh kiểm tra công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người LĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài; xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm hoạt động nói trên.

Ông Đào Văn Tiến (Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN) đề xuất tổ chức các mô hình gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp xuất khẩu LĐ; gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các bên. Cụ thể, doanh nghiệp cung cấp cho nhà trường những chương trình đi học tập, làm việc, yêu cầu đối với người học (tuổi, sức khỏe, ngôn ngữ, kỹ năng nghề, tài chính…) và các cơ hội học tập, làm việc ở từng thị trường để trường đưa vào thông tin tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm. Nhà trường tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu các ứng viên để doanh nghiệp tuyển chọn theo từng chương trình đã thông tin và được người học đăng ký, lựa chọn...

 

Nguồn : www.giaoduc.edu.vn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024934332

TRUY CẬP HÔM NAY: 145

ĐANG ONLINE: 8