Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai -Trưởng Ban Công tác Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Dự báo nguồn nhân lực cần cho người học và cơ sở giáo dục đại học


1. Đối với cơ sở giáo dục

Để mở ngành đào tạo hoặc xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở giáo dục đại học bắt buộc phải tham khảo thông tin dự báo nguồn nhân lực. Thông tin này, hiện nay được thu thập qua các quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực và thường chỉ khái quát ở các lĩnh vực, không đi cụ thể vào nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.

Mặt khác, chỉ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm và mức độ hài lòng với quá trình đào tạo là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, của chương trình đào tạo. Ngoài ra, đây cũng là chỉ số bắt buộc mà các trường phải công bố để làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

Để chỉ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm gia tăng hàng năm, mỗi cơ sở giáo dục phải có những đơn vị chức năng như: phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, phòng quan hệ doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ sinh viên, phòng đảm bảo chất lượng. Mỗi phòng đều có chức năng riêng và chung đối tượng phục vụ là sinh viên, nhưng không có phòng chức năng nào về thông tin dự báo nguồn nhân lực. Nhiều năm qua, các kết quả công bố từ Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động (FALMI) là nguồn thông tin quan trọng cho các cơ sở đào tạo.

 

2.  Đối với sinh viên

Cả nước có 236 trường đại học, học viện và 41 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có số trường đại học cao nhất cả nước, trong đó, 24% ở Hà Nội và 15% ở TP.HCM. Hàng năm, khoảng 350.000 sinh viên tốt nghiệp, nghĩa là ít nhất có 350.000 người có nhu cầu kiếm việc làm hàng năm. (Bảng 1).

 

 Quy mô sinh viên Việt Nam

 

 

2014-2015

2015 - 2016

2016 - 2017

Tốc độ tăng, giảm 2 năm gần nhất (%)

Quy mô sinh viên

1,824,328

1,753,174

1,767,879

0.84

       Chính quy

1,348,937

1,370,619

1,402,683

2.34

Tốt nghiệp

353,936

352,789

305,601

-13.38

       Chính quy

263,263

259,914

242,648

-6.64

Thông tin dự báo nguồn nhân lực là yếu tố trong chọn lựa ngành học của học sinh. Tuy nhiên, khi vào đại học, các này thông tin dự báo nguồn nhân lực chưa được phân tích sâu hơn, định kỳ trong quá trình đào tạo vì vậy, nhiều sinh viên chưa chủ động trong quá trình chuẩn bị nghề nghiệp bản thân, chưa nắm chắc tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những ngành nghề mới hoặc những tiêu chí tuyển dụng mới để có tâm thế sẵn sàng lựa chọn nghề nghiệp việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân.

Khảo sát nhanh tân sinh viên về các kênh tìm hiểu ngành học thì có đến 48% tìm hiểu qua trang web của đơn vị, 20% qua bạn bè, thầy cô, 17% qua các trang mạng xã hội, 9% qua báo chí. Số qua các chương trình tư vấn trực tiếp chưa đến 10%. Nhưng khi có thắc mắc về ngành học thì số tương tác trực tiếp với “người lớn” chiếm tỉ lệ 39.3%, “tin nhắn qua fanpage” là 30,9%, email 5,5%. Như vậy, dù thời gian tương tác không nhiều nhưng dường như tương tác trực tiếp dường như giúp các em hiểu sâu hơn về ngành học, về thị trường lao động. Nếu quá trình học đại học, các em tiếp tục được tương tác để  hiểu sâu hơn về các dự báo của thông tin thị trường lao động, thì có thể nói công tác dự báo thật sự là người bạn đồng hành của sinh viên.

3. Từ thông tin thị trường lao động đến chuẩn đầu ra của CTĐT

Hiện nay, bên cạnh việc đổi mời nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường chất lượng giảng viên, nhà trường còn chú trọng đào tạo gắn với phát triển kỹ năng cho người học, đặc biệt là các kỹ năng nghề nghiệp.

Các kỹ năng nghề nghiệp được điều chỉnh qua khảo sát ý kiến doanh nghiệp hoặc quá trình tuyển dụng, được nhà trường mô tả đến từng môn học cũng như các hoạt động có liên quan.

Giới thiệu kiến thức, các mô hình khởi nghiệp đến sinh viên để tăng khả năng tự tạo việc làm cho người học.

Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng – đặc biệt sáng tạo - khởi nghiệp bởi chỉ số khảo sát tỉ lệ lao động làm công hưởng lương chưa đến 50%.

Tăng cường hệ thống hỗ trợ sinh viên. Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ cũng chưa sâu vì các cán bộ đều kiêm nhiệm.

Kết quả khảo sát hàng năm cho thấy, sinh viên ngày càng quan tâm đến thông tin về tuyển dụng, chú trọng hơn việc tích lũy kỹ năng. Việc tham gia các hoạt động trải nghiệm kỹ năng như các chuyên để giao lưu với doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động phục vụ cộng đồng….được sinh viên tự nguyện lựa chọn tham gia với tỉ lệ và hiệu quả ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thật sự nhận thức các hoạt động này. “Sẵn sàng để làm việc” 

Như vậy, để tăng cường cơ hội phát triển nghề nghiệp cho sinh viên, nhà trường cần tăng cường những hội nghị về thông tin thị trường lao động theo các nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo để sinh viên hiểu rõ hơn và có những hướng phấn đấu thích hợp. Về phía sinh viên, bên cạnh việc học, cần tăng cường nắm bắt các kênh thông tin tuyển dụng, tăng cường các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản trị cuộc sống để tự điều chỉnh, sớm thích nghi với môi trường làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh các hoạt động dự báo thường niên, cần thêm thông tin về các nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp và có thêm các dự báo chuyên sâu hơn dành cho nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể mô hình cầu nối giữa nhà trường và thị trường./.

*Trích bài tham luận Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai -Trưởng Ban Công tác Sinh viên  Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại  hội thảo khoa học do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM tổ chức tháng 01 năm 2019.

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024715958

TRUY CẬP HÔM NAY: 451

ĐANG ONLINE: 77