Nhiều hướng đi sau khi rớt lớp 10 công lập


S GD-ĐT va chính thc công b đim chun lp 10 THPT năm 2020. Năm nay, có khong trên 15.000 thí sinh s rt lp 10 THPT công lp. Nhm h tr, làm rõ hơn v các hưng đi cho thí sinh sau khi trưt lp 10 THPT công lp, mi đây Báo Giáo dc TP.HCM, S GD-ĐT TP.HCM đã t chc chương trình tư vn trc tuyến tuyn sinh sau THCS vi ch đ “Lp 10 công lp không phi là con đưng duy nht”. Chương trình có s đng hành ca Trưng THCS - THPT Hoa Sen (TP.HCM).


Các chuyên gia tham gia trong chương trình

Rt lp 10 THPT công lp, có nhng hưng đi nào?

Theo TS. Nguyễn Đặng An Long (Phó ban Tuyên giáo, Phó Chánh văn phòng Đảng ủy, Sở GD-ĐT TP.HCM), ngoài hướng đi lớp 10 THPT công lập, học sinh tốt nghiệp THCS còn rất nhiều hướng đi, bao gồm THPT ngoài công lập, GDNN-GDTX, học nghề, tham gia vào thị trường lao động…

Cụ thể, ở hướng đi trường THPT ngoài công lập, TS. An Long cho hay đây là mô hình có môi trường đào tạo tương đương như THPT công lập. Trong những năm gần đây các trường THPT ngoài công lập tại TP đã có những bước tiến rất lớn, chất lượng đã chinh phục được lòng tin của phụ huynh, học sinh.

Ở môi trường GDNN-GDTX chỉ đào tạo ít môn, học sinh được dành nhiều thời gian để học tập những môn theo năng lực, ngành nghề của mình song các em vẫn được tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH, CĐ như học sinh các trường THPT công lập. “Nhiều năm trở lại đây, kết quả tốt nghiệp của các trung tâm GDNN-GDTX tại TP.HCM luôn ở ngưỡng 85-95%. Có những nơi tốt nghiệp 100% mặc dù đầu vào không lựa chọn. Bên cạnh đó, học phí cũng rất thấp. Là môi trường thích hợp để nhiều học sinh tham khảo, lựa chọn”.

Đối với mô hình trường TC, CĐ nghề, TS. An Long cho hay, điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THCS, học khoảng 2-3 năm sẽ có trong tay bằng TC. Mỗi đơn vị TC, CĐ nghề vẫn tạo điều kiện phối hợp để đào tạo giảng dạy các môn văn hóa cho người học, đảm bảo người học vẫn được tham gia thi tốt nghiệp THPT theo hệ GDTX. Lợi thế của môi trường này là nếu thí sinh có bằng TC loại giỏi sẽ được cộng 2 điểm, bằng khá, trung bình khá vẫn được cộng điểm. Đồng thời học sinh có điều kiện liên thông lên ĐH. “Tất cả các hướng đi đều đến bến bờ hạnh phúc, tùy vào việc các em chọn môi trường nào, hướng đi nào. Tuy nhiên, việc chọn hướng đi nào các em cần phải cân đối với năng lực bản thân, điều kiện hoàn cảnh gia đình”, TS. An Long nhấn mạnh.

Đứng ở góc độ chuyên gia hướng nghiệp, dự báo nguồn nhân lực, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia hướng nghiệp) cho rằng nhiều học sinh, phụ huynh hiện nay vẫn băn khoăn giữa việc học tiếp văn hóa hay học TC, CĐ. Đất nước đang tiến tới cuộc CMCN 4.0, thị trường lao động rất đa dạng, chuyển đổi, hội nhập. Trong hệ thống thị trường lao động đang vận hành các cấp bậc ngành nghề rất rõ ràng. “Vấn đề đặt ra không phải là học ĐH, CĐ hay TC thì bậc nào có việc làm, bậc nào thất nghiệp. Thực tế là bậc học nào cũng có người có việc làm, bậc học nào cũng sẽ có người thất nghiệp. Việc làm nằm ở giá trị nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp mỗi người tạo ra chứ không hẳn phụ thuộc ở bằng cấp. Điều quan trọng ở đây là cần dựa vào năng lực, điều kiện để các em chọn được một môi trường phù hợp”.

Theo ông Tuấn, nghề nghiệp như một ngôi nhà, mà nền móng chính là văn hóa, khi văn hóa tích tụ càng cao thì việc xây dựng ngôi nhà càng vững chắc. “Song hành nghề nghiệp là văn hóa, việc làm có hay không trong tầm tay của mỗi người. Cấp bậc nào cũng phải gắn liền với văn hóa, chỉ có điều văn hóa sẽ tích hợp ở mức nào để phát triển, phù hợp”.

Môi trưng ngoài công lp, tiếp cn giáo dc hi nhp

Ngoài môi trường THPT công lập, tại TP.HCM hiện nay có rất nhiều mô hình trường THPT ngoài công lập với hướng đào tạo học sinh tiếp cận với thời kỳ hội nhập, khẳng định chất lượng giáo dục, nhận được nhiều sự tin tưởng của học sinh, phụ huynh nhiều thế hệ.

Đơn cử như Trường THCS - THPT Hoa Sen, nếu như trong năm đầu tiên thành lập (2011) toàn trường chỉ có 80 học sinh thì hiện tại, nhà trường có tới 1.800 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, với nhiều cơ sở tại TP.HCM và Bình Dương. ThS. Lê Văn Cảnh (Phó Hiệu trưởng, Trường THCS - THPT Hoa Sen, TP.HCM) cho biết, nhà trường có 2 chế độ nội trú và ngoại trú, nhận mọi đối tượng học sinh thông qua xét tuyển học bạ. “Câu hỏi đặt ra là nhà trường tuyển nhiều đối tượng học sinh như thế thì việc đào tạo sẽ như thế nào. Về điều này, nhà trường có khảo sát về năng lực học sinh, điều kiện gia đình, tâm lý… để có phương pháp giáo dục đặc thù, giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày. Với học sinh giỏi, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào lực lượng trợ giảng, giúp cho giáo viên bộ môn trên lớp, thay thầy cô chỉ bài cho các bạn, khuyến khích học sinh phát huy năng lực của mình. Với đối tượng học sinh khó khăn, trường xây dựng quỹ “Góc chia sẻ” để mạnh thường quân, giáo viên, học sinh toàn trường hỗ trợ chung tay cùng các em, để các em yên tâm hơn trong quá trình học tập tại trường”.

Trong năm học tới, nhằm xây dựng hơn nữa môi trường hội nhập quốc tế, nhà trường chú trọng đẩy mạnh việc giáo dục tiếng Anh, lấy tiếng Anh làm nền. Làm sao tạo ra môi trường nói tiếng Anh trong đó thầy cô là lực lượng tiên phong. Học sinh được học với thầy cô bản ngữ, được luyện thi IELTS từ lớp 10 đến lớp 12. Đảm bảo đầu ra tiếng Anh thấp nhất là IELTS 4.0. Cạnh đó, trường cũng đưa bộ môn tin học MOS vào giảng dạy.

Đặc biệt, Trường THCS - THPT Hoa Sen còn được biết đến là đơn vị đi đầu về giáo dục STEM tại TP.HCM và trên cả nước. Ở mô hình này, học sinh được học lý thuyết song song với sự sáng tạo thực tế. Nhà trường cũng tạo ra mô hình thư viện đưa sách đến gần với học sinh. Bộ môn thể dục tự chọn và nhiều CLB để học sinh thỏa sức tham gia, phát huy năng lực.

Theo hướng giáo dục theo cá thể và giúp học sinh tiếp cận với môi trường hội nhập, cô Đoàn Thị Ánh Hồng (Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường THCS - THPT Hoa Sen) cho biết, nhà trường khảo sát đầu vào về tính cách, năng lực để thực hiện giáo dục phân hóa và chăm sóc đặc biệt, trong đó có khảo sát tiếng Anh. Từ đó, thực hiện xếp lớp, bồi dưỡng tiếng Anh theo năng lực học sinh.

“Những lớp bình thường, trường thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường, với 6-10 tiết tiếng Anh/ tuần, 50% số tiết là giao tiếp tiếng Anh nước ngoài, tạo môi trường rèn luyện cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường thực hiện môi trường rèn nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi trong trường với chương trình mỗi ngày 30 phút tự học tiếng Anh, giúp cải thiện khả năng nói tiếng Anh, kết hợp với các sân chơi, hội thi, CLB tiếng Anh để học sinh tham gia…”.

Đối với đối tượng học sinh hòa nhập, nhà trường xây dựng phương pháp giáo dục, sự chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên luôn tạo môi trường giáo dục để học sinh được giao tiếp, tiếp xúc bình thường để các em tiến bộ hàng ngày với sự đồng hành của bạn bè xung quanh.

 

Nguồn : giaoduc.edu.vn

 

https://www.giaoduc.edu.vn/nhieu-huong-di-sau-khi-rot-lop-10-cong-lap.htm

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024723655

TRUY CẬP HÔM NAY: 8340

ĐANG ONLINE: 23