Tăng cường các giải pháp phát triển thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho người lao động
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động; tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch việc làm; nâng cao hiệu quả quản lý, điều tiết cung - cầu lao động để kết nối hiệu quả người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động
Theo báo cáo mới nhất của Bộ LĐTBXH, tình hình lao động, việc làm quý I đã trở lại bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19. Đó là lực lượng lao động giảm nhẹ so với quý trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo quy luật thường thấy ở quý có Tết Nguyên đán. Bộ thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường lao động để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm tăng cường tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động để kịp thời hỗ trợ việc làm cho NLĐ, kết nối cung - cầu lao động.
Trong 4 tháng đầu năm, 595.887 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, 6.470 người được hỗ trợ học nghề, tăng lần lượt 10% và 2% so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, Bộ tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường lao động ngoài nước, đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển chọn nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường công tác quản lý, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp. Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý I là 35.933 lao động, đạt 28,7% kế hoạch năm, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến hết tháng 4, cả nước có 152.255 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
Bộ LĐTBXH đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tính đến hết tháng 3, số người tham gia BHTN ước đạt 14,244 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023, ước chi các chế độ BHTN là 1.957 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm chi 5.599 tỷ đồng cho các chế độ BHTN. Trong tháng 4, 48.821 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Đồng thời, Bộ chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý những tranh chấp lao động; theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều lao động. Tính đến ngày 15/4, cả nước xảy ra 13 cuộc đình công (giảm 43,4% so với cùng kỳ năm 2023).
Theo báo cáo mới nhất của Bộ LĐTBXH, tình hình lao động, việc làm quý I đã trở lại bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19. Đó là lực lượng lao động giảm nhẹ so với quý trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo quy luật thường thấy ở quý có Tết Nguyên đán. Bộ thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường lao động để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm tăng cường tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động để kịp thời hỗ trợ việc làm cho NLĐ, kết nối cung - cầu lao động.
Trong 4 tháng đầu năm, 595.887 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, 6.470 người được hỗ trợ học nghề, tăng lần lượt 10% và 2% so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, Bộ tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường lao động ngoài nước, đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển chọn nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường công tác quản lý, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp. Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý I là 35.933 lao động, đạt 28,7% kế hoạch năm, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến hết tháng 4, cả nước có 152.255 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
Bộ LĐTBXH đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tính đến hết tháng 3, số người tham gia BHTN ước đạt 14,244 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023, ước chi các chế độ BHTN là 1.957 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm chi 5.599 tỷ đồng cho các chế độ BHTN. Trong tháng 4, 48.821 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Đồng thời, Bộ chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý những tranh chấp lao động; theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều lao động. Tính đến ngày 15/4, cả nước xảy ra 13 cuộc đình công (giảm 43,4% so với cùng kỳ năm 2023).
Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, thị trường lao động phục hồi nhanh và có bước phát triển, tuy nhiên trong những tháng đầu năm vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao (quý I là 7,99%). Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên (15-24 tuổi) không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11% tổng số thanh niên) và tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (12,8% so với 8,3%). Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 3,9%. Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Đến nay, khoảng 37,8 triệu NLĐ chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên (cả nước chỉ có 27,8% NLĐ đã qua đào tạo, có bằng, chứng chỉ).
Thời gian tới, Bộ LĐTBXH tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường; Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình Hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/1/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.
Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; tăng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường, nhất là kết nối thị trường lao động các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm với các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long (nơi có nguồn nhân lực dồi dào); Đầu tư phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm công lập; nâng cao năng lực và đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp.
Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, chú trọng tạo việc làm mới; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm trong nước; nâng cao hiệu quả cho vay Quỹ quốc gia về việc làm; Chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ; thực hiện các giải pháp chính thức hóa việc làm phi chính thức, chuyển dịch nhanh lao động có việc làm phi chính thức sang chính thức.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ NLĐ về nước đúng hạn hòa nhập thị trường lao động trong nước.
Đồng thời, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với NLĐ đặc biệt là chính sách BHXH, BHTN, tiền lương; mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động...
Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, thị trường lao động phục hồi nhanh và có bước phát triển, tuy nhiên trong những tháng đầu năm vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao (quý I là 7,99%). Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên (15-24 tuổi) không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11% tổng số thanh niên) và tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (12,8% so với 8,3%). Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 3,9%. Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Đến nay, khoảng 37,8 triệu NLĐ chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên (cả nước chỉ có 27,8% NLĐ đã qua đào tạo, có bằng, chứng chỉ).
Thời gian tới, Bộ LĐTBXH tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường; Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình Hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/1/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.
Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; tăng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường, nhất là kết nối thị trường lao động các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm với các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long (nơi có nguồn nhân lực dồi dào); Đầu tư phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm công lập; nâng cao năng lực và đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp.
Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, chú trọng tạo việc làm mới; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm trong nước; nâng cao hiệu quả cho vay Quỹ quốc gia về việc làm; Chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ; thực hiện các giải pháp chính thức hóa việc làm phi chính thức, chuyển dịch nhanh lao động có việc làm phi chính thức sang chính thức.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ NLĐ về nước đúng hạn hòa nhập thị trường lao động trong nước.
Đồng thời, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với NLĐ đặc biệt là chính sách BHXH, BHTN, tiền lương; mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động...
Nguồn: molisa.gov.vn